Hiện nay, theo quy định pháp luật có các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Để thành lập doanh nghiệp, hoạt động được thì vốn là một yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất, kinh doanh. Như vậy để có vốn thì việc góp vốn điều lệ là một trong những bước quan trọng để thành lập một doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc góp vốn điều lệ? Có thể góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay không? Bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ giải đáp cho Quý bạn đọc.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp
Như thế nào là góp vốn điều lệ bằng tiền mặt?
Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP thì tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP, thanh toán bằng tiền mặt là việc sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để trực tiếp chi trả/thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Như vậy, qua các quy định trên, ta có thể hiểu rằng, việc góp vốn bằng tiền mặt là việc góp tiền giấy, tiền kim loại để tạo thành vốn điều lệ của công ty.
>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Có được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay không?
– Đối với doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC, các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt gồm cả tiền giấy, tiền kim loại để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn, mua bán và chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
+ Thanh toán bằng Séc;
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành
– Đối với cá nhân
Theo Công văn 786/TCT-CS thì cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp được phép thanh toán bằng tiền mặt.
Như vậy, cá nhân khi góp vốn điều lệ vào các doanh nghiệp có thể góp bằng tiền mặt, không có quy định bắt buộc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng. Nhưng đối với doanh nghiệp thì không được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Phạt doanh nghiệp góp vốn bằng tiền mặt bao nhiêu?
Doanh nghiệp góp vốn bằng tiền mặt sẽ bị phạt từ 300 – 400 triệu đồng theo điểm b khoản 3 Điều 3, khoản 8, điểm a khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 143/2021/NĐ-CP).
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Doanh nghiệp góp vốn bằng tiền mặt. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
.