Điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn thành lập công ty chứng khoán

by Hồ Hoa

Điều kiện thành lập công ty chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán bao gồm các điều kiện về điều kiện góp vốn, điều kiện về cổ đông-thành viên góp vốn, điều kiện về cơ cấu cổ đông-thành viên góp vốn, điều kiện về nhân sự, điều kiện về cơ sở vật chất,… Mời bạn đọc hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về chủ đề Điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn thành lập công ty chứng khoán qua bài viết sau.

Điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn thành lập công ty chứng khoán

Điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn thành lập công ty chứng khoán

Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ Điều 62 Luật chứng khoán năm 2006
  • Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012
  • Điều 3, Điều 34 Thông tư số 210/2012/TT-BTC

Các điều kiện để thành lập công ty chứng khoán

Điều kiện về vốn

Điều kiện về vốn bao gồm: việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng đồng Việt Nam, vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của chính phủ.

Điều kiện về cơ sở vật chất

Công ty chứng khoán có trụ sở làm việc, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận: Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.

Điều kiện liên quan đến cổ đông và thành viên góp vốn

Nếu cổ đông hay thành viên góp vốn của công ty chứng khoán là cá nhân, thì cổ đông hay thành viên này không thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Nếu cổ đông hay thành viên góp vốn là tổ chức, tổ chức này phải có tư cách pháp nhân và hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lợi nhuận trong hai năm liền trước đó; báo cáo tài chính năm gần nhất cần được kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Nếu cổ đông hay thành viên sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thì thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán khác.

Đối với cổ đông hay thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài, thì cần đáp ứng điều kiện của Luật này:

  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, thì cá nhân đó và người có liên quan chỉ được sở hữu đến 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.
  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, đáp ứng các điều kiện của Luật chứng khoán 2019 tại Khoản 2 Điều 77, thì tổ chức và người có liên quan được sở hữu đến 100% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.
  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật chứng khoán 2019 tại Khoản 2 Điều 77, thì tổ chức và người có liên quan được sở hữu đến 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.

Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán

– Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại khoản 7 Điều này, trong đó phải có ít nhất một (01) tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này.

– Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 7 Điều này hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này.

– Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.

– Cổ đông, thành viên sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được góp vốn trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác.

– Công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.

– Có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép hoạt động.

Điều kiện về nhân sự

Có Tổng giám đốc (giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. Tổng giám đốc (giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

  • Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật.
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác.
  • Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
  • Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp có phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản này và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.

Bảng dự thảo điều lệ công ty chứng khoán

Nội dung điều lệ của công ty chứng khoán cần phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Luật chứng khoán 2019.

Công ty phải đăng toàn bộ bảng điều lệ trên trang thông tin điện tử chính thức của Công ty chứng khoán, sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn thành lập công ty chứng khoán “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488