Trong công ty cổ phần, một số hợp đồng, giao dịch bị kiểm soát bằng việc phải nhận được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Những giao dịch này còn được coi là giao dịch có khả năng tư lợi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có thêm thông tin chi tiết.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp
Tác hại của giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần
Thứ nhất, giao dịch có khả năng tư lợi xâm phạm đến lợi ích của công ty. Khi giao dịch có khả năng tư lợi xảy ra, tài sản, nguồn vốn của công ty bị chảy dần vào túi của một cá nhân hay một nhóm người.
Thứ hai, giao dịch có khả năng tư lợi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của các cổ đông của công ty. Các cổ đông trong công ty là chủ sở hữu công ty, vốn đầu tư và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty thực chất là của chính những cổ đông trong công ty. Nếu xảy ra giao dịch có khả năng tư lợi, chính những cổ đông trong công ty cổ phần là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Thứ ba, giao dịch có khả năng tư lợi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của các chủ nợ. Khi công ty thiệt hại về lợi ích dẫn đến không còn đủ tài sản để thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ, từ đó xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ.
Thứ tư, giao dịch có khả năng tư lợi tác động xấu về mặt kinh tế – xã hội. Giao dịch có khả năng tư lợi đi ngược lại với quy luật của thị trường và giá cả vì nó khuyến khích sự cạnh tranh trong hối lộ, tham nhũng và những giao dịch ngầm chứ không phải sự cạnh tranh trong chất lượng và giá cả hàng hóa, trong sự năng động, sáng tạo, năng lực cốt lõi của nhà kinh doanh. Điều đó tác động xấu đến văn hóa kinh doanh, dẫn đến tồn tại một nền kinh tế phi thị trường, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, tác động đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những giao dịch có khả năng tư lợi bị kiểm soát trong công ty cổ phần
Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với những người có liên quan
Khoản 1 Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
“Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây:
a) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;”
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 xác định nhóm các chủ thể tham gia giao dịch với công ty cổ phần thuộc diện giao dịch có khả năng tư lợi là những tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với công ty. Cụ thể là:
– Nhóm các chủ thể có quan hệ trực tiếp với công ty cổ phần gồm: Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty; Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Giao dịch có giá trị tài sản lớn
Nếu để cá nhân người quản lý công ty toàn quyền quyết định thì nguy cơ nảy sinh ý đồ tư lợi là rất lớn, do đó, độ rủi ro cho công ty, cho các chủ sở hữu và các bên thứ ba liên quan là rất cao. Những giao dịch tư lợi trong trường hợp này thường có giá trị chênh lệch lớn so với giá thị trường, hoặc giá trị bị đẩy lên rất cao hoặc giá trị bị đánh giá thấp xuống so với giá thị trường để qua đó cá nhân chiếm hưởng phần chênh lệch. Khoản 2, Khoản 3 Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
“Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
2. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch theo quy định khoản 1 Điều này và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty…
3. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận hợp đồng, giao dịch sau đây:
a) Hợp đồng, giao dịch khác ngoài hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.”
Như vậy những hợp đồng, giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty cần có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị. Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giao dịch bị kiểm soát trong công ty cổ phần. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM