“Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn VAT được không?” chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều hộ, cá nhân kinh doanh quan tâm. Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ giải đáp những vấn đề về hóa đơn VAT cũng như hóa đơn dành cho hộ kinh doanh chi tiết.
Nội Dung Chính
Hóa đơn VAT là gì?
Hóa đơn VAT hay hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn đỏ là chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế. Hóa đơn VAT do người bán lập, xuất cho người mua hàng hóa, dịch vụ để ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp để phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế GTGT.
* Phân biệt hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng
Tiêu chí | Hóa đơn bán hàng | Hóa đơn VAT |
Đối tượng sử dụng | Dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa
– Hoạt động vận tải quốc tế – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu – Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài |
Dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa
– Hoạt động vận tải quốc tế – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu – Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài |
Nội dung hóa đơn | Không ghi thuế suất và tiền thuế GTGT | – Có ghi thuế suất và tiền thuế GTGT– Tổng cộng tiền thanh toán là đã bao gồm tiền thuế GTGT |
Kê khai hóa đơn | – Chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra, không cần kê khai hóa đơn đầu vào– Chỉ cần kê khai chỉ tiêu [23] trên Tờ khai 01/GTGT hoặc không cần kê khai | – Kê khai đầy đủ cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào– Kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên Tờ khai 01/GTGT |
Hạch toán | Phần thuế trên hóa đơn đầu vào sẽ được cộng trực tiếp vào nguyên giá tài sản | Phải hạch toán tách biệt thuế GTGT đầu vào, đầu ra và nguyên giá tài sản để tính khấu trừ |
Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn gì?
Hóa đơn hộ kinh doanh sử dụng là hóa đơn bán hàng. Hóa đơn bán hàng tồn tại theo 3 dạng phổ biến:
– Hóa đơn tự in
– Hóa đơn đặt in
– Hóa đơn điện tử
>> Xem thêm: Mức thuế suất áp dụng với hộ kinh doanh cá thể
Cách viết hóa đơn bán hàng
* Đầu mục thời gian
– Hoạt động bán hàng: Là ngày chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa
– Hoạt động cung cấp dịch vụ: Là ngày hoàn thành cung cấp dịch vụ cho người mua
– Hoạt động xây dựng: Là ngày nghiệm thu và bàn giao hạng mục và công trình thi công
* Thông tin về người bán
– Đơn vị bán hàng: Ghi tên đơn vị bán hàng
– Mã số thuế: Ghi mã số thuế của bên cung cấp, bán hàng
– Địa chỉ: Ghi địa chỉ của bên cung cấp, bán hàng theo giấy phép đã đăng ký kinh doanh
– Điện thoại/Fax: Ghi số điện thoại, số fax của bên cung cấp, bán hàng
– Số tài khoản: Ghi số tài khoản giao dịch của bên cung cấp, bán hàng đã đăng ký với cơ quan thuế trước đó theo mẫu 08
* Thông tin về người mua hàng
– Họ tên người mua hàng: Ghi đầy đủ họ tên của người mua, trường hợp người mua không lấy hóa đơn cần ghi rõ nội dung “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp thông tin”
– Tên đơn vị: Ghi đầy đủ tên hoặc tên viết tắt của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
– Mã số thuế: Ghi mã số thuế của bên mua hàng
– Địa chỉ: Ghi địa chỉ chính xác của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Hình thức thanh toán: Ghi “CK” đối với giao dịch được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, ghi “TM” đối với giao dịch được thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. Trường hợp chưa xác định được giao dịch thanh toán bằng hình thức nào thì ghi chú “CK/TM”
* Thông tin loại hàng hóa dịch vụ
– STT: Ghi số thứ tự tăng dần của các loại hàng hóa, dịch vụ dựa trên căn cứ của hợp đồng
– Tên hàng hóa, dịch vụ: Ghi chi tiết, đầy đủ tên gọi, ký hiệu hay mã xác định của từng loại hàng hóa/ dịch vụ bán ra giống như tên gọi hàng hóa lúc mua vào
– Đơn vị tính: Ghi đơn vị tính của hàng hóa bán ra giống với đơn vị tính khi mua vào
– Số lượng: Ghi số lượng của từng hàng hóa/dịch vụ được bán ra
– Đơn giá: Ghi giá bán đối với 1 đơn vị sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT
– Thành tiền: Ghi tổng số tiền (Thành tiền = đơn giá x số lượng)
– Cộng tiền hàng: Ghi thành tổng tiền thanh toán
– Thuế suất thuế GTGT: Ghi mức thuế suất của từng loại hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10% tùy mặt hàng
– Tiền thuế GTGT: Ghi tiền thuế GTGT
– Người mua hàng: Người mua hàng ký và ghi rõ đầy đủ họ tên
– Người bán hàng: Người cung cấp, bán hàng ký và ghi đầy đủ họ tên
Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn đăng ký thuế hộ kinh doanh của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế đăng ký hộ kinh doanh;
- Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế hộ kinh doanh ;
- Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế hộ kinh doanh;
- Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM