Danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc

by Vũ Khánh Huyền

Các cụm từ “điều trị tận gốc”, “yên tâm”, “chuyên trị”, “đảm bảo 100%”… đều là những những thông tin không được sử dụng trong quảng cáo thuốc. Cùng tìm hiểu thêm danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc dưới bài viết sau của Luật Đại Nam !

Danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc

Danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc

Danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc

Ngoài việc không được vi phạm các hành vi cấm trong quảng cáo tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 số 16/2012/QH13, các tổ chức, cá nhân còn phải tuân thủ yêu cầu tại Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, quy định về các thông tin, hình ảnh không được dùng trong quảng cáo thuốc. Cụ thể:

(1) Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc: Theo đó, quảng cáo thường tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định;… bị cấm sử dụng.

(2) Dùng các từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự cũng không được phép.

Cùng với những quy định trên, Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP còn liệt kê các điều kiện khác khi quảng cáo thuốc, đó là việc cấm sử dụng: Danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân; Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc…

Bên cạnh đó, lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” là nội dung bắt buộc phải có trong quảng cáo thuốc.

>> Xem thêm: Điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo thuốc

Vi phạm quảng cáo thuốc: phạt đến 40 triệu đồng

Ngoài việc phải cải chính thông tin, tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo, khoản đ Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP còn quy định về trường hợp bị phạt tiền từ 05 – 40 triệu đồng. Cụ thể:

– Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Không thực hiện đúng quy định về tên thuốc/tên hoạt chất và các thông tin khác về thuốc như tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (trừ dược liệu, thuốc cổ truyền).

– Phạt từ 10 – 20 triệu: Thiếu các nội dung sau trong quảng cáo thuốc:

  • Tên thuốc/tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
  • Các chỉ định của thuốc. Trừ các chỉ định để điều trị các bệnh: bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục hoặc chỉ định mang tính kích dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự.
  • Chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho người có thai, người cho con bú, người già, trẻ em hoặc mắc bệnh mãn tính;
  • Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
  • Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng: quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với giấy đăng ký lưu hành hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt trong Dược thư quốc gia hoặc trong các tài liệu được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.

– Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng:

  • Quảng cáo sản phẩm không phải là thuốc có nội dung về phòng/chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể.
  • Sản phẩm chưa được Bộ Y tế công nhận.
  • Lợi dụng danh nghĩa của các cá nhân/tổ chức/biểu tượng/hình ảnh/địa vị của người bệnh để quảng cáo thuốc.
  • Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng/tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.
  • Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.
  • Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký quảng cáo được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
  • Quảng cáo thuốc chưa được cấp đăng ký lưu hành/đăng ký lưu hành hết hiệu lực.

Dịch vụ tư vấn Tra cứu giấy phép quảng cáo thuốc ở đâu? của Luật Đại Nam

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến Quảng cáo thuốc tại Việt Nam;
  • Hướng dẫn xây dựng và đánh giá  tính pháp lý của nội dung quảng cáo trước khi triển khai thủ tục;
  • Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật;
  • Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Cục Quản lý Dược;
  • Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;
  • Bàn giao kết quả Giấy phép và bộ hồ sơ cần lưu tại cơ sở;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ trong quá trình hậu kiểm.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488