Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để nắm được cách tính lương giáo viên khi cải cách tiền lương cũng như mức tăng lương dự kiến cho ngành giáo dục từ ngày 01/7/2024.
Nội Dung Chính
Cách tính lương giáo viên khi cải cách tiền lương
Việc thực hiện cải cách tiền lương ngày từ ngày 01/7/2024 đã chính thức được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Theo đó, cách tính lương của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng sẽ được triển khai theo theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Cụ thể, cách tính lương giáo viên khi cải cách tiền lương như sau:
Lương giáo viên khi cải cách tiền lương = Lương cơ bản + phụ cấp + tiền thưởng.
Trong đó:
Lương cơ bản là số tiền cụ thể trong bảng lương mới, chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương.
Lương cơ bản ngành giáo dục sẽ áp dụng theo 02 bảng lương:
– Bảng lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo. Mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
- Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
- Sắp xếp lại chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
– Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo theo nguyên tắc:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị;
- Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất;
- Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau;
- Mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.
Các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương, bao gồm 08 loại phụ cấp:
- Phụ cấp kiêm nhiệm
- Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp trách nhiệm công việc
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề
- Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập
– Quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
>> Xem thêm: Xây dựng lương tham chiếu thay lương cơ sở để tính lương hưu?
Lương giáo viên khi cải cách tiền lương tăng bao nhiêu?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể tăng khoảng 30%.
Từ năm 2025 trở đi, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm.
Việc tăng lương thêm 7% là để bù trượt giá và cải thiện theo mức tăng trưởng GDP. Chính sách tăng lương bù trượt giá được thực hiện từ năm 2025 cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
Bộ trưởng cho biết, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương của giáo viên được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc và mức độ ưu đãi đối với ngành này.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy: Cần chuẩn bị giấy tờ gì? Lệ phí bao nhiêu?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
- Bảng lương mới giáo viên mầm non từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu/tháng?
- Đất cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh?