Thương binh hạng 1 là gì? Thương binh hạng A là gì?

by Vũ Khánh Huyền

Pháp luật hiện hành xếp loại thương binh như thế nào? Thương binh hạng 1 là gì? Thương binh hạng a là gì? Cùng tìm hiểu các quy định về việc xếp loại thương binh tại bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Thương binh hạng 1 là gì? Thương binh hạng A là gì ?

Thương binh hạng 1 là gì? Thương binh hạng A là gì ?

Thương binh là ai?

Các quy định pháp luật hiện hành chưa có đề cập cụ thể về khái niệm “thương binh”.

Tuy nhiên có thể hiểu thương binh là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ mức 21% trở lên và đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh và được cấp “Giấy chứng nhận thương binh” cùng “Huy hiệu thương binh”.

Cụ thể hơn, căn cứ quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 các chủ thể nêu trên được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh và được cấp “Giấy chứng nhận thương binh” cùng “Huy hiệu thương binh” khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

“a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

h) Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488