Quy định về quảng cáo sữa

by Vũ Khánh Huyền

Hàng ngày, chúng ta thấy rất nhiều quảng cáo liên quan đến sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quảng cáo sản phẩm sữa. Vậy làm sao để hiểu thế nào là quảng cáo sữa và những vấn đề liên quan xoay quanh về quảng cáo sữa như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

Quy định về quảng cáo sữa

Quy định về quảng cáo sữa

 Điều kiện để quảng cáo sữa

Điều kiện quảng cáo sản phẩm sữa được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 20 Luật quảng cáo 2012, Điều 8 và Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP như sau:

  • Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật quảng cáo 2012 phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
  • Quảng cáo sữa phải đăng ký nội dung quảng cáo;
  • Nội dung quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; (quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP)
  • Nội dung quảng cáo phải đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP.

Những nội dung bắt buộc phải có khi quảng cáo sữa

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về nội dung quảng cáo sản phẩm sữa bao gồm:

  • Tên sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Bên cạnh đó, nội dung quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1  Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP

>> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thuốc

Có thể quảng cáo sữa trên những phương tiện nào

Cụ thể tại Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 quy định các phương tiện quảng cáo bao gồm:

  • Báo chí.
  • Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
  • Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
  • Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
  • Phương tiện giao thông.
  • Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
  • Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
  • Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
  • Như vậy, quảng cáo sữa trên những phương tiện như đã nêu trên.

Có cần phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo sữa không

Căn cứ Luật Quảng cáo 2012, Nghị định 100/2014/NĐ-CP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Sữa và Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về quảng cáo sữa”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Nghiên cứu, xây dựng quy định quảng cáo cho trẻ em tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo

Danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc

Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488