Quy định về xin thôi và cho thôi làm đại biểu Quốc hội

by Vũ Khánh Huyền

Xin thôi và cho thôi làm đại biểu Quốc hội được pháp luật quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời!

Quy định về xin thôi và cho thôi làm đại biểu Quốc hội

Quy định về xin thôi và cho thôi làm đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội là ai?

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội

Theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như sau:

– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

–  Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

– Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Quy định về xin thôi và cho thôi làm đại biểu Quốc hội

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về xin thôi và cho thôi làm đại biểu Quốc hội như sau:

– Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian Quốc hội không họp thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

– Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu kể từ ngày Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

>> Xem thêm: Pháp luật có cho phép nộp tiền hộ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự hay không?

Trình tự quyết định cho thôi làm đại biểu Quốc hội

Trình tự quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội theo Điều 44 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

– Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội có quyền phát biểu ý kiến.

– Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

– Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

– Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

– Quốc hội thảo luận.

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

– Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hội

Điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hội theo Điều 42 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

– Thời gian đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục. Khi đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thôi làm nhiệm vụ đại biểu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí công tác cho đại biểu Quốc hội.

Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc.

– Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, trang bị các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động của đại biểu.

– Đại biểu Quốc hội được ưu tiên trong việc mua vé tàu hỏa, ô tô, tàu thủy, máy bay; được ưu tiên khi qua cầu, phà. Trong trường hợp ốm đau, đại biểu Quốc hội không thuộc diện cán bộ trung cấp, cao cấp thì được khám và chữa bệnh theo tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ trung cấp. Đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội không phải là cán bộ, công chức, viên chức khi qua đời được hưởng chế độ về tổ chức lễ tang như đối với cán bộ, công chức.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định về xin thôi và cho thôi làm đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488