Không có nơi thường trú, tạm trú, làm sao để được cấp thẻ Căn cước?

by Vũ Khánh Huyền

Từ 01/7/2024, người dân đã có thể làm thẻ Căn cước mới để thay thế cho các giấy tờ tùy thân cũ như Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) cũ. Vậy làm sao để được cấp thẻ Căn cước khi không có nơi thường trú tạm trú? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời!

Không có nơi thường trú, tạm trú, làm sao để được cấp thẻ Căn cước?

Không có nơi thường trú, tạm trú, làm sao để được cấp thẻ Căn cước?

 Làm sao để được cấp thẻ Căn cước khi không có nơi thường trú tạm trú?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2024/TT-BCA, trường hợp không có nơi thường trú, tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì thông tin nơi cư trú được thể hiện trên thẻ Căn cước chính là nơi ở hiện tại của người được cấp thẻ.

Cụ thể:

3. Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi ở hiện tại của người được cấp thẻ.

Như vậy, trường hợp người đề nghị cấp thẻ Căn cước nếu không có nơi thường trú lẫn nơi tạm trú vẫn có thể làm được thẻ Căn cước bình thường.

Theo quy định, thông tin nơi cư trú được thể hiện trên thẻ Căn cước chính là thông tin nơi thường trú của người được cấp thẻ. Địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú theo Luật Cư trú số 68/2020/QH14.

Tuy nhiên, nếu chỉ có nơi tạm trú mà không có nơi thường trú thì thông tin cư trú thể hiện trên thẻ Căn cước chính là thông tin tạm trú của người được cấp thẻ.

Làm thẻ Căn cước có cần phải đến nơi cấp CCCD trước đây không?

Nhằm tạo sự linh hoạt cho công tác cấp đổi, cấp mới thẻ Căn cước, Luật Căn cước 2023 quy định công dân cũng không bắt buộc phải đến nơi cấp CCCD trước đây để thực hiện mà có thể lựa chọn cơ quan có thẩm quyền nơi thường trú, tạm trú làm thủ tục cấp thẻ.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Căn cước số 26/2023/QH15, nơi thực hiện việc cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước gồm:

– Cơ quan quản lý căn cước tại cơ quan Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hoặc cơ quan quản lý căn cước tại cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc nơi cư trú.

– Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an với trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước thuộc Bộ Công an quyết định.

– Tại nơi làm thẻ Căn cước do cơ quan quản lý căn cước tổ chức làm thủ tục cấp thẻ tại xã, phương, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Theo quy định, trước đây, Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 cũng đã cho phép người dân nếu muốn cấp lại thẻ Căn cước có thể tới cơ quan có thẩm quyền nơi thường trú/tạm trú để được cấp lại.

>> Xem thêm: Bảo đảm đúng tiến độ 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 63/2024

 Từ 01/7/2024, thẻ Căn cước có thể dùng thay thế cho giấy tờ nào?

Theo Điều 20 Luật Căn cước 2023, giá trị sử dụng của thẻ Căn cước được quy định như sau:

1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.

Bên cạnh đó, Điều 22 Luật Căn cước 2023 cũng quy định, những thông tin được tích hợp vào thẻ Căn cước bao gồm: thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc các giấy tờ khác do Thủ tướng quyết định, trừ các thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Như vậy, có thể thấy từ 01/7/2024, sau khi đã tích hợp thông tin, có thể dùng thẻ Căn cước thay cho các loại giấy tờ sau đây khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công:

– Thẻ bảo hiểm y tế

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Giấy phép lái xe

– Giấy khai sinh

– Giấy chứng nhận kết hôn

– Giấy tờ khác do Thủ tướng quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ là do Bộ Quốc phòng cấp.

–  Hộ chiếu: Trong trường hợp Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế với nước ngoài cho phép người dân Việt Nam được sử dụng thẻ Căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau thì thẻ Căn cước còn được sử dụng thay cho hộ chiếu, giấy thông hành.

Người Việt Nam ra nước ngoài định cư có bị thu hồi thẻ Căn cước?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước bị giữ, thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;

c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.

Theo đó, khi người Việt Nam ra nước ngoài định cư thì sẽ xảy ra 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì thẻ căn cước sẽ bị thu hồi.

Trường hợp 2: Nếu ra nước ngoài định cư nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì không bị thu hồi thẻ Căn cước.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Không có nơi thường trú, tạm trú, làm sao để được cấp thẻ Căn cước?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488