Quy định pháp luật về quảng cáo giáo dục

by Vũ Khánh Huyền

Việc tìm hiểu và tuân thủ Quy định pháp luật về quảng cáo giáo dục là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, chất lượng và công bằng trong hoạt động giáo dục. Quy định này giúp ngăn ngừa các hành vi lạm dụng thông tin, quảng cáo sai lệch, đảm bảo rằng những thông tin được cung cấp cho công chúng về các chương trình đào tạo, các cơ sở giáo dục và các dịch vụ liên quan là chính xác và đầy đủ. Đồng thời, việc nắm rõ quy định giúp các tổ chức, cá nhân trong ngành giáo dục biết cách thực hiện quảng cáo một cách hợp pháp, tránh vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy định pháp luật về quảng cáo giáo dục

Quy định pháp luật về quảng cáo giáo dục

Đâu được xem là hoạt động quảng cáo giáo dục

Quảng cáo ngành Giáo dục là quá trình đưa đến khách hàng tiềm năng (thí sinh, phụ huynh, nhà tuyển dụng…) những phân tích, định hướng, dự án và quyền lợi mà trường cung cấp. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ sử dụng các công cụ marketing để tìm hiểu nhu cầu, mong ước, hành vi của khách hàng và nỗ lực đáp ứng chúng. Thông qua các chiến dịch quảng cáo ngành Giáo dục, các trường sẽ có biện pháp kết nối với sinh viên tiềm năng trong những năm sau để đạt được kết quả tốt hơn cho cả người học và người dạy.

Có thể quảng cáo giáo dục bằng những phương tiện nào?

Cụ thể tại Điều 17 Luật quảng cáo 2012 đã quy định các phương tiện quảng cáo bao gồm:

– Báo chí.

– Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

– Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

– Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

– Phương tiện giao thông.

– Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.

– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình là gì? Ai được phép kinh doanh thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình?

Điều kiện để quảng cáo giáo dục

Điều 20 Luật quảng cáo 2012 quy định như sau:

– Quảng cáo về dịch vụ giáo dục phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Quảng cáo cho các dịch vụ giáo dục phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Những bảng tin được phát sóng trên đài truyền hình về hoạt động giáo dục có được coi là quảng cáo giáo dục không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Như vậy, việc các bảng tin thời sự phát sóng trên đài truyền hình về hoạt động giáo dục không được xem là quảng cáo giáo dục vì không nhằm mục đích giới thiệu dịch vụ đến công chúng mà chỉ được xem như một tin thời sự.

Pháp luật hiện hành có đặt ra yếu tố thời hạn khi quảng cáo giáo dục không?

Nếu quảng cáo giáo dục bằng băng rôn thì theo khoản 4 Điều 27 Luật Quảng cáo 2012, thời hạn quảng cáo giáo dục trên băng rôn sẽ không quá 15 ngày.

Quảng cáo giáo dục dùng hình ảnh trẻ em có cần phải xin phép không?

Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cá nhân (kể cả trẻ em) có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó.

Điều 21 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em như sau:

– Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Bên cạnh đó, theo khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm.

Theo Điều 36 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định vấn đề xin phép khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng như sau:

– Đối với trẻ dưới 07 tuổi: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

– Đối với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc và trẻ em đó.

Như vậy, tùy vào độ tuổi của trẻ mà việc đưa hình ảnh của trẻ lên mạng phải xin phép những chủ thể khác nhau.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định pháp luật về quảng cáo giáo dục. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488