Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một cách để bảo vệ bản thân và gia đình khi gặp khó khăn về thu nhập hoặc sức khỏe. Vậy bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Điều kiện và quyền lợi đối với người tham gia như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì ?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì ?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính và thu nhập của mình.

Chế độ BHXH tự nguyện giúp người tham gia có quyền lợi về hưu trí và tử tuất khi không còn khả năng lao động. Dưới đây là một số quyền lợi đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

Những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện là gì?

Người tham gia sẽ được hưởng những lợi ích sau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

– Hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, nếu bạn đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH. Mức lương hưu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Lương hưu còn được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

– Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Bạn sẽ được miễn phí hoặc giảm giá khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.

– Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia BHXH tự nguyện. Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm.

– Hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất khi chết. Người lo mai táng sẽ nhận được một khoản trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia chết.

Thân nhân của người tham gia sẽ nhận được một khoản trợ cấp tuất một lần, được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 – 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

 – Hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong một số trường hợp đặc biệt, như không muốn tiếp tục tham gia, ra nước ngoài để định cư, hoặc mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 – 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

 Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là ai?

Một số đối tượng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng.

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.

– Người lao động giúp việc gia đình.

– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.

– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm.

– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu.

– Người tham gia khác đáp ứng đủ điều kiện.

>> Xem thêm: Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH HTV

Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi từ 02 chế độ hưu trí và tử tuất như đối với người tham gia BHXH bắt buộc.

Theo đó người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi và các khoản tiền trợ cấp sau:

  • Hưởng tiền lương hưu hằng tháng.
  • Nhận tiền trợ cấp một lần.
  • Tiền trợ cấp mai táng.
  • Tiền trợ cấp tuất một lần.
  • Quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Như vậy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng ít quyền lợi hơn khi người tham gia sẽ không được hưởng các chế độ ốm đau, chế thai sản và chế độ TNLĐ-BNN. Tuy nhiên, với hình thức đóng BHXH tự nguyện cũng mang lại một số lợi ích nhất định cho người tham gia như:

– Phương thức, mức đóng BHXH tự nguyên linh hoạt

– Giúp người dân không đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc có thể tiếp tục đóng bảo hiểm để hưởng lương khi về già.

Phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Dưới đây là các phương thức tham gia BHXH tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình:

STT

Thời điểm đóng

Phương thức đóng

1

Đóng hàng tháng

Trong tháng

2

Đóng 03 tháng

Trong quý

3

Đóng 06 tháng

04 tháng đầu

4

Đóng 12 tháng

07 tháng đầu

5

Đóng 01 lần cho nhiều năm,

không quá 5 năm

Tại thời điểm đăng ký

6

Đóng 01 lần cho các năm còn thiếu

không quá 10 năm

Tại thời điểm đăng ký

Lưu ý:

  • Trường hợp quá thời hạn đóng phí, đồng nghĩa là người tham gia tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.

  • Trường hợp tạm dừng đóng BHXH tự nguyện nhưng muốn tham gia tiếp thì cần đăng ký lại mức thu nhập để làm căn cứ xác định phương thức đóng và mức phí đóng.

  • Nếu người tham gia muốn đóng bù cho những tháng đã đóng chậm trước đó thì số tiền phải trả sẽ bằng tổng mức đóng các tháng chậm, được tính với lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã công bố vào năm trước liền kề với năm đóng.

  • Người tham gia BHXH tự nguyện được quyền thay đổi phương thức đóng sau khi hoàn thành phương thức đóng đã chọn trước đó.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Nhận bảo hiểm xã hội một lần hay để hưởng lương hưu sẽ lợi hơn

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?

Vay tiền bằng bảo hiểm nhân thọ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488