Bảo hộ logo độc quyền

by Vũ Khánh Huyền

Bảo hộ logo độc quyền là biện pháp bảo vệ dấu hiện nhận diện của doanh nghiệp trước những hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép của các đối thủ cạnh tranh. Việc logo chưa được bảo hộ độc quyền sẽ dễ bị lợi dụng làm hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Vì logo được thiết kế, tạo dựng theo một cách độc đáo, độc quyền bởi chính doanh nghiệp cho sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !

Bảo hộ logo độc quyền

Bảo hộ logo độc quyền

Một doanh nghiệp muốn truyền tải thông tin sản phẩm/dịch vụ của mình nhanh nhất là qua logo. Một logo không chỉ đơn giản là hình ảnh đẹp, độc đáo mà còn cả tâm sức, câu chuyện riêng của doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng và đối tác.

Bảo hộ logo độc quyền chính là bảo vệ nét riêng, nét đặc trưng, câu chuyện ý nghĩa của công ty bằng công cụ pháp luật tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép của các cá nhân và tổ chức khác. Theo quy định pháp luật hiện hành chủ sở hữu logo có quyền đăng ký bảo hộ logo tại Cục bản quyền tác giả- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đăng ký bảo hộ quyền tác giả) và tại Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ (đăng ký bảo hộ nhãn hiệu).

Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả theo quy định

Bước 2: Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục bản quyền tác giả sẽ xem xét, xử lý và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả khi đủ điều kiện và hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ có văn bản từ chối của Cục Bản quyền tác giả nêu rõ lý do đến người nộp đơn.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho chủ sở hữu logo được bảo hộ.

Các lệ phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả:

  • Chi phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào loại hình tác phẩm mà doanh nghiệp/cá nhân muốn đăng ký.
  • Các khoản phí khác tùy vào trường hợp cụ thể

>> Xem thêm: Thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình là gì? Ai được phép kinh doanh thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình?

Bảo hộ logo theo quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Xác định đối tượng và nội dung cần bảo hộ theo nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh.

Bước 2: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu theo hàng hóa hoặc dịch vụ.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

  • Thẩm định hình thức (1-2 tháng)
  • Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng)
  • Thẩm định nội dung (9-12 tháng)
  • Ra quyết định cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ (1-2 tháng)
  • Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (02 – 03 tháng).

Trên thực tế thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ đăng ký của Cục Sở hữu trí tuệ vào thời điểm thẩm định.

Bước 4: Chủ sở hữu sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp

Các lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
  • Phí công bố đơn
  • Phí tra cứu nhãn hiệu phục vụ thẩm định nội dung
  • Phí thẩm định nội dung nhãn hiệu
  • Phí công bố thông tin sở hữu công nghiệp
  • Phí đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp

Việc bảo hộ logo độc quyền được mở rộng cho mọi đối tượng là chủ sở hữu logo với cả hai hình thức bảo hộ logo theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ bao gồm: 

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Căn cứ Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện cụ thể tại khoản 5 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ.

Như đã phân tích ở trên, pháp luật Việt Nam quy định về bảo hộ logo tại hai nơi là: Cục bản quyền tác giả- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đăng ký bảo hộ quyền tác giả) và bảo hộ logo tại Cục Sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ nhãn hiệu). Do đó, tùy vào việc chủ sở hữu logo lựa chọn cơ quan Nhà nước để bảo hộ logo thì logo sẽ được bảo hộ trong những trường hợp, điều kiện cụ thể như sau:

Trường hợp đăng ký bảo hộ logo tại Cục bản quyền tác giả- Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch:

Logo thuộc loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ quyền tác giả căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy, logo chỉ được bảo hộ trong trường hợp do tác giả phải trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Trường hợp đăng ký bảo hộ logo tại Cục sở hữu trí tuệ

Logo muốn được cấp Văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ, sẽ phải đăng ký bảo hộ theo quy định về bảo hộ nhãn hiệu. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, không có định nghĩa “logo”, nhưng “logo” có các đặc điểm thuộc dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nhãn hiệu theo quy định tại khoản 16 Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”

Theo đó, căn cứ Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ, logo được bảo hộ phải thuộc những trường hợp sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Bảo hộ logo độc quyền. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488