Buôn lậu là gì? Khi nào phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu

by Vũ Khánh Huyền

Vấn đề buôn lậu thường phát sinh đối với các mặt hàng trọng điểm, và tập trung vào các giai đoạn nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao như các dịp lễ, Tết,…để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Vậy Buôn lậu là gì ? Hiện nay quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ hơn nhé.

Buôn lậu là gì? Khi nào phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu

Buôn lậu là gì? Khi nào phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu

Buôn lậu là gì?

Khái niệm

Buôn lậu là cụm từ đã xuất hiện rất nhiều trên các trang báo, mạng xã hội, tuy nhiên nội hàm của cụm từ này theo cách hiểu thông thường và quy định của pháp luật thực chất có sự khác biệt nào không?

Về mặt từ điển, “Buôn” có nghĩa là việc mua đi bán lại một loại hàng hóa nào đó với giá trị cao hơn để lấy lời; còn “lậu” là nói về việc không chính đáng, không hợp pháp, lén lút. Vậy hành vi “Buôn lậu” là buôn bán hàng cấm hoặc hàng trốn thuế. Xét về mặt ngữ nghĩa, buôn lậu theo nghĩa thông thường chỉ xác định đơn thuần đây là một hành vi buôn bán không chính đáng chứ không đặt ra bất kì tiêu chí cụ thể nào.

Về mặt pháp lý, thuật ngữ buôn lậu chưa thực sự được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, có thể hiểu tổng quan Buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung) là việc: “Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý….”. Như vậy, hành vi buôn lậu được pháp luật nói đến là hành vi buôn bán không chỉ hàng hóa mà còn các loại tài sản khác, phạm vi là qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại để tiêu thụ mà không thông qua đường chính ngạch là nhập khẩu tại các cửa khẩu Hải quan theo quy định của pháp luật.

Từ cách giải thích trên có thể thấy, một trong những đặc điểm của hành vi buôn lậu là hành vi không hợp pháp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích thu lợi bất chính. Đặc điểm này cho thấy hành vi buôn lậu có nét tương đồng với hành vi gian lận thương mại. Vậy, thực chất có phải hành vi gian lận thương mại cũng chính là hành vi buôn lậu hay không? Cùng xem bảng so sánh dưới đây để thấy rõ sự khác biệt của hai hành vi trên.

>> Xem thêm: Thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm kỷ luật trong quân đội

Phân biệt buôn lậu và gian lận thương mại

Về bản chất, hai hành vi này có sự khác biệt nhất định, trong đó, gian lận thương mại bao gồm nhiều hành vi phạm tội khác nhau và buôn lậu cũng được xem là một trong những hành vi gian lận thương mại.

Buôn lậu

Gian lận thương mại

Định nghĩa

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý để tiêu thụ mà không thông qua đường chính ngạch, nhằm mục đích buôn bán kiếm lời.

Gian lận thương mại là hành vi dối trá, sử dụng mánh khóe, lừa đảo trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Chủ thể phạm tội

Người buôn bán trái phép

Người mua, người bán

Hành vi phạm tội

Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

(Điều 188 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh tế như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);  Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203);…

Đối tượng

Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý

Hàng hóa và dịch vụ

Các hình thức buôn lậu

Có 2 hình thức buôn lậu chủ yếu:

+ Buôn lậu hàng hóa qua biên giới giữa các địa phương có chung đường biên giới hoặc giáp đường biên giới với nhau.

+ Buôn lậu hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại:

Buôn lậu bị phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì hình phạt dành cho tội buôn lậu có thể là phạt tiền, phạt tù có thời hạn và các hình phạt bổ sung khác tùy theo mức độ, tính chất của hành vi phạm tội.

Quy định trên phần nào đã răn đe được các đối tượng thực hiện hành vi buôn lậu, nhất là trong tình hình tội phạm này diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các vùng biên giới với nhiều thủ đoạn tinh vi. Nhân dân cần được biết, được biết vững chắc về pháp luật để phòng chống tội phạm.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Buôn lậu là gì? Khi nào phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu . Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488