Mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh là xu hướng phổ biến của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể thành lập chi nhánh một cách tùy ý. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ một số điều kiện để được thành lập chi nhánh công ty. Việc nắm rõ các điều kiện này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và hạn chế rủi ro pháp lý. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ làm rõ các điều kiện cần thiết khi thành lập chi nhánh, cập nhật theo quy định mới nhất.

Các điều kiện cần đáp ứng để được thành lập chi nhánh công ty
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Lợi thế nổi bật của việc đăng ký thành lập chi nhánh công ty
Bằng việc thực hiện thủ tục mở chi nhánh công ty, doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh và gia tăng khả năng cạnh tranh. Sản phẩm và dịch vụ, nhờ đó được cung cấp cho thị trường rộng lớn hơn. Do đó, việc đăng ký thành lập chi nhánh đem đến cho doanh nghiệp những ưu thế tiềm năng nổi bật. Đáng kể đến như:
- Chi nhánh có khả năng triển khai hoạt động kinh doanh một cách tự chủ.
- Chi nhánh được quyền có dấu mộc riêng và ký kết các hợp đồng kinh doanh.
- Có tư cách là một đơn vị độc lập trong việc báo cáo thuế và nộp thuế doanh nghiệp.
- Công ty có cơ hội tiếp cận với khách hàng và đối tác thuận tiện và dễ dàng hơn khi mở rộng thêm chi nhánh ở những khu vực địa lý khác nhau. Nhờ đó, việc giao dịch và ký kết hợp đồng diễn ra hiệu quả hơn.
- Việc thành lập chi nhánh là nhu cầu thiết yếu và cơ hội phát triển của doanh nghiệp.
Các điều kiện cần đáp ứng để được thành lập chi nhánh công ty
Điều kiện liên quan đến tư cách của chi nhánh
Công ty cần phải được thành lập trước khi thành lập chi nhánh. Cụ thể, để tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh, cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì thế, không thể cùng một lúc thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh và thủ tục thành lập công ty.
Điều kiện liên quan đến tên chi nhánh
- Tên chi nhánh sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái của tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh công ty phải bao gồm tên công ty cùng với cụm từ “Chi nhánh”. Chẳng hạn: Chi nhánh công ty TNHH Quang Minh.
Điều kiện về địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh
- Địa chỉ được sử dụng để đặt trụ sở của chi nhánh phải được xác định rõ ràng và chính xác trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ này 4 cấp, cùng với số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Công ty có thể thành lập chi nhánh tại Việt Nam và ở nước ngoài. Tại Việt Nam, công ty có thể lập một hay nhiều chi nhánh khác nhau tại một địa phương xác định theo địa giới hành chính
Điều kiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.
- Như vậy, chi nhánh chỉ được đăng ký những ngành nghề mà công ty đã đăng ký.
Điều kiện liên quan đến người đứng đầu chi nhánh
- Người đứng đầu chi nhánh có thể là người khác hoặc thành viên công ty, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người đứng đầu chi nhánh không đang bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia và đăng ký thuế.
Điều kiện về loại hình hoạt động của chi nhánh
Có hai hình thức hạch toán chi nhánh khác nhau là độc lập hoặc phụ thuộc. Cả hai hình thức này đều không có tư cách pháp nhân, được xuất hóa đơn VAT độc lập với công ty, và phát sinh hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, hai hình thức này có những khác biệt báo cáo thuế:
Thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập
- Chi nhánh chủ động xác định thu nhập và chi phí tính thuế.
- Việc kê khai và nộp thuế thu nhập của chi nhánh không liên quan đến hiệu quả kinh doanh của công ty và các chi nhánh khác cùng công ty.
- Thực hiện báo cáo tài chính, hạch toán sổ sách đầy đủ, …
- Theo Luật kế toán, bộ phận kế toán của chi nhánh hạch toán độc lập với tư cách là một đơn vị kế toán.
Thành lập chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc
- Mọi chứng từ doanh thu, số liệu và chi phí được chuyển về công ty để hạch toán chung báo cáo tài chính cuối năm.
- Số liệu của các chi nhánh kết hợp cùng công ty để hạch toán. Từ đó, thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Số liệu trong sổ sách của chi nhánh là một phần thuộc sổ sách của công ty.
- Bộ phận kế toán các chi nhánh là đơn vị kế toán của công ty.
Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì?
Kê khai và nộp lệ phí môn bài
Như đã chia sẻ ở trên, chi nhánh có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động thương mại khác thì chi nhánh phải có trách nhiệm kê khai và nộp lệ phí môn bài.
- Nếu chi nhánh thành lập cùng tỉnh với công ty mẹ thì công ty sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài thay chi nhánh;
- Nếu chi nhánh thành lập khác tỉnh với công ty mẹ thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài:
- Tờ khai lệ phí môn bài;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh (nếu có).
Lưu ý:
Thời hạn chậm nhất để chi nhánh kê khai và nộp lệ phí môn bài là ngày 30/01 của năm sau năm chi nhánh thành lập.
Mức lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.
- Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng đầu năm thì lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng;
- Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng cuối năm thì lệ phí môn bài năm đầu tiên phải đóng là 500.000 đồng.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Tùy chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay độc lập cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi chi nhánh mà việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khác nhau.
➤ Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì bắt buộc phải mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử riêng với hóa đơn của công ty mẹ.
➤ Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không cần phải mua hóa đơn điện tử riêng, có thể sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ.
Mở tài khoản ngân hàng
Chi nhánh cần mở tài khoản ngân hàng để tiến hành:
- Hoạt động giao dịch trong kinh doanh;
- Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
1 tài khoản ngân hàng chỉ được sử dụng cho 1 chi nhánh nhưng 1 chi nhánh có thể có nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty – Luật Đại Nam đồng hành cùng doanh nghiệp bạn!
Luật Đại Nam – đơn vị tư vấn pháp lý uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói, cam kết:
– Tư vấn miễn phí quy trình, hồ sơ theo đúng loại hình doanh nghiệp
– Soạn thảo và nộp hồ sơ thay mặt khách hàng
– Nhận kết quả đăng ký nhanh chóng – đúng thời hạn
– Hỗ trợ khắc dấu, đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng nếu cần
– Chi phí minh bạch – không phát sinh
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: