Các loại hình doanh nghiệp nhà nước thường gặp

by Hồ Hoa

Nói đến Doanh nghiệp Nhà nước thì có thể hiểu ngày rằng đây là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy, pháp luật doanh nghiệp hiện hành đã có quy định về khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì? Đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước có nội dung ra sao? Các loại hình doanh nghiệp nhà nước thường gặp là gì? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết sau.

Các loại hình doanh nghiệp nhà nước thường gặp

Các loại hình doanh nghiệp nhà nước thường gặp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước  sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu  trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước thường có những đặc điểm sau:

  • Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác.
  • Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
  • Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
  • ­Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
  • Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
  • Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Phân loại doanh nghiệp nhà nước

Dựa vào hình thức tổ chức

Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:

  • Thứ nhất, công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
  • Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước  hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
  • Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí và đăng ký theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
  • Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

Dựa theo nguồn vốn

Dựa theo nguồn vốn, doanh nghiệp nhà nước được chia thành hai loại:

  • Thứ nhất, Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.
  • Thứ hai, Doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần nhà nước  mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.

Dựa theo mô hình tổ chức quản lý

Dựa theo mô hình tổ chức quản lý, doanh nghiệp nhà nước có hai loại:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.
  • Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các loại hình doanh nghiệp nhà nước thường gặp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488