Các loại mã vạch phổ biến hiện nay

by Vũ Khánh Huyền

Tuỳ vào mục đích sử dụng, dung lượng cũng như dạng thức thông tin được mã hoá mà mỗi doanh nghiệp hay nhà sản xuất sẽ sử dụng các loại mã vạch khác nhau. Vậy có những loại mã vạch thông dụng nào và ứng dụng của nó là gì? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cái nhìn chung nhất về các loại mã vạch phổ biến hiện nay !

Các loại mã vạch phổ biến

Các loại mã vạch phổ biến

Mã số mã vạch là gì ?

Chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ mã vạch nhưng không phải ai cũng hiểu được và nắm được đúng bản chất. Mã vạch được hiểu là một dang công nghệ được thiết kế để nhận dạng cũng như thu thập dữ liệu một cách tự động không cần tác động bằng phương pháp thủ công dựa trên cơ sở cài đặt cho đối tượng mà mình cần quản lý một dãy những chữ số dưới dạng mã vạch để máy có thể đọc được khi quét qua.

Khi hàng hóa được quản lý theo mã vạch sẽ dễ quản lý, cũng giống như chứng minh thư nhân dân của con người mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã vạch khác nhau dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác, xuất xứ hàng hóa, nguồn gốc xuất phát từ doanh nghiệp và quốc gia nào. Từ đó người dùng có thể lựa chọ sản phẩm phù hợp tránh được giả, hàng không như mong muốn.

Các loại mã vạch 1D thông dụng 

Mã vạch 1D (mã vạch một chiều hay mã vạch tuyến tính) là dạng mã vạch thông dụng được cấu tạo từ các đường kẻ và khoảng trống có các chiều rộng khác nhau tạo ra các mẫu cụ thể. Các dữ liệu được mã hoá trong loại mã vạch này được thay đổi chỉ dự theo một chiều duy nhất – chiều rộng (ngang)

Đặc điểm chung của mã vạch 1D:

Đặc điểm Mã vạch 1D
Hình dạng Ngang và hình chữ nhật
Đọc dữ liệu Theo chiều ngang
Vị trí quét Thẳng đứng
Số lượng mã dữ liệu lưu trữ được 8-15 ký tự
Ứng dụng Bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, chuỗi cung ứng, hậu cần, giao thông vận tải…

Mã vạch UPC 

Mã vạch UPC (Universal Product Code) là một dạng thức kí hiệu được mã hoá sử dụng phổ biến tại Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand… Loại mã vạch này là chuỗi 11 số (có giá trị từ 0→ 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi mã vạch hoàn chỉnh là 12 số.

UPC bao gồm 2 phần: Phẫn Mã vạch (hình ảnh các đường thẳng song song với độ lớn khác nhau dành cho máy quét) và phần số (một dãy số có 12 số được dùng để con người nhận biết, không bao gồm chữ cái hay ký tự đặc biệt)

UPC gồm nhiều biến thể như: UPC-A. UPC-B. UPC-C, UPC-2, UPC-5…Đây là loại mã vạch thông dụng trong kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.

Mã vạch EAN

Mã vạch EAN (European Article Number) là dạng thức ký hiệu có hình thức tương tự như UPC với phần mã vạch và phần số. Mã EAN được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. EAN-13 là mã vạch thông dụng nhất sau đó đến EAN-8 hay EAN-5.

EAN được cấu thành bởi 4 nhóm, bao gồm: Mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra. Chính thì thế, loại mã vạch này được sử dụng cho những sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam (EAN Việt nam) mới có thể được cấp mã số doanh nghiệp và sử dụng loại mã này.

Mã vạch Code 39

Code 39 ( mã vạch 39) là loại hình mã vạch cho phép hiển thị cả chữ cái, chữ số cà một vài ký hiệu đặc biệt (Tối đa 39 kí tự) để biểu thị các thông tin về sản phẩm. Chính vì thế mà dung lượng thông tin của nó có thể chứa nhiều hơn là UPC hay EAN.

Code 39 là loại mã vạch thông dụng trong hậu cần để mã hoá các định danh cụ thể từng ứng dụng hay được sử dụng bởi một số dịch vụ bưu chính. Loại mã vạch này có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống in hiện có bằng cách thêm phông chữ mã vạch vào hệ thống hoặc máy tính tin sau đó in dữ liệu thô trong phông chữ đó.

Mã vạch code 128

Mã vạch code 128 là một ký hiệu tuyến tính mật độ cao, mã hoá văn bản, số nhiều hàm và toàn bộ bộ ký tự 128 ASCII. Nó được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm vượt trội như: nhỏ gọn, lưu trữ thông tin đa dạng…

Loại mã này được ứng dụng rất nhiều trong trong ngành công nghiệp đóng tàu và đóng gói để xác định mức thùng chứa và pallet trong chuỗi cung ứng, mã hóa một lượng lớn dữ liệu trong một khoảng không gian tương đối nhỏ.

Các loại mã vạch 2D thông dụng

Mã vạch 2D ( mã vạch hai chiều) là dạng mã vạch đại diện cho dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ. Dữ liệu trong mã vạch 2D có thể được sắp xếp đa dạng theo chiều ngang hoặc dọc, nhờ đó lưu trữ được nhiều thông tin hơn so với loại mã vạch một chiều 1D.

Đặc điểm chung của mã vạch 2D:

Đặc điểm Mã vạch 2D
Hình dạng Vuông/chữ nhật
Lưu trữ thông tin Theo chiều ngang và chiều dọc
Số lượng mã dữ liệu lưu trữ được  Ít nhất là 2000 ký tự
Ứng dụng ứng dụng để liên kết tới các website hoặc theo dõi sản phẩm, nhận dạng sản phẩm, thanh toán trực tuyến,…

Mã QR code

QR code (Quick Response) là loại mã thông dụng nhất hiện nay. QR code gồm những chấm đen và ô vuông trên nền trắng, có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện hay mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó..

Loại mã vạch này có nhiều ưu điểm như kích thước đa dạng, khả năng đọc dữ liệu nhanh, hỗ trợ mã hoá ở 4 chế độ khác nhau của dữ liệu, ít bị lỗi trong khi dùng…Chính vì những ưu điểm vượt trội ấy mà QR code được sử dụng nhiều trong các hoạt động tiếp thị quảng cáo, tra cứu thông tin, quét mã thanh toán, giao dịch tiền, truy xuất nguồn gốc sản phẩm..

Data Matrix

Data Matrix (Mã vạch ma trận) gồm những module đen và trắng xen lẫn nhau, được sắp xếp trong 1 hình vuông. Loại mã vạch này ra đời vào năm 1992, do hai người Đức phát minh ra. Data Matrix có thể lưu trữ đến 2335 ký tự số và chữ, khả năng sửa lỗi lên đến 33% và được đánh giá có mức độ an toàn cao hơn hẳn QR code.

Data Matrix đi kèm với nhiều hơn 10% diện tích của nó có sẵn cho dữ liệu và do đó chúng nhỏ gọn về kích thước và hiệu quả hơn – sử dụng ít diện tích hơn để chứa cùng một lượng dữ liệu. Loại mã vạch này thông dụng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, hay công nghiệp nặng.

Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch năm 2023 của Luật Đại Nam

  • Tư vấn điều kiện hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Soạn thảo hồ sơ hồ sơ, thủ tục làm mã số mã vạch
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục 
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ 
  • Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ 
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ được chấp thuận
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn 
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các loại mã vạch phổ biến hiện nay . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ làm thủ tục. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề “Các loại mã vạch phổ biến hiện nay” đều dựa trên pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488