Thừa kế được hiểu là sự thay đổi quyền sở hữu di sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản do người mất để lại bao gồm tài sản và nghĩa vụ, trong đó có tài sản ở doanh nghiệp như cổ phần, cổ phiếu trong công ty. Vậy nhận thừa kế là cổ phiếu được quy định như nào ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Luật Doanh nghiệp năm 2020.
– Luật Chứng khoán 2019.
– Luật Công chứng năm 2014.
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
– Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế
Điều kiện để có quyền tiến hành thủ tục thừa kế cổ phiếu
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, với trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. Từ đó, có thể thấy, một trong những điều kiện để tiến hành thủ tục thừa kế cổ phần chính là người để lại quyền thừa kế phải là cổ đông có quyền sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp
Đối với người nhận thừa kế, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, có hai hình thức thừa kế bao gồm:
– Thừa kế theo di chúc: Đối với hình thức thừa kế này, phần cổ phiếu sẽ được chuyển quyền thừa kế cho những chủ thể được chỉ định cụ thể tại nội dung di chúc mà người để lại quyền thừa kế đã viết trong di chúc.
– Thừa kế theo pháp luật: Theo quy định tại Bộ luật dân sự, thừa kế theo pháp luật sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Không có di chúc
+ Di chúc không hợp pháp
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
– Trong đó, những người được quyền thừa kế cổ phần theo pháp luật sẽ được phân chia theo các hàng thừa kế bao gồm:
+ Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
>>Xem thêm: Thừa kế đất đai không có di chúc
Thủ tục thừa kế cổ phiếu
Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế đối với phần cổ phần của người để lại quyền thừa kế
Khi tiến hành thủ tục này, người thừa kế cần chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ sau:
– Di chúc hợp pháp của người có di sản thừa kế để lại (đối với trường hợp thừa kế theo di chúc).
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
– Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình, huyết thống.
– Các tài liệu chứng minh di sản khai nhận là có thật và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người đã chết.
– Với trường hợp thừa kế cổ phần, cần phải có giấy chứng nhận góp vốn do công ty cấp cho cổ đông khi tiến hành góp vốn vào công ty; sổ đăng ký cổ đông.
Việc tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế sẽ được tiến hành tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng bởi người thừa kế.
Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế cổ phần
Sau khi đã thực hiện bước 1, tổ chức hành nghề công chứng mà người thừa kế lựa chọn sẽ tiến hành việc niêm yết văn bản khai nhận di sản tại UBND cấp xã nơi người để lại di sản thường trú và UBND cấp xã nơi đặt trụ sở công ty cổ phần trong thời hạn là 15 ngày.
Bước 3: Ký kết văn bản khai nhận thừa kế cổ phần
Sau khi đã hết thời hạn niêm yết là 15 ngày, nếu không có bất cứ khiếu nại, tố cáo nào, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành ký kết, công chứng vào văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với số cổ phần mà người thừa kế đã đăng ký khai nhận.
Bước 4: Người nhận thừa kế cổ phần thông báo cho doanh nghiệp về việc thay đổi cổ đông.
Theo quy định tại khoản 3 điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. Theo đó, sau khi đã hoàn tất thủ tục thừa kế cổ phần, người thừa kế cần thông báo cho doanh nghiệp về việc hưởng thừa kế cổ phần của cổ đông, nhằm để doanh nghiệp tiến hành thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông.
Ngoài ra, cần lưu ý, theo luật doanh nghiệp 2020 đã không còn quy định về việc doanh nghiệp phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi cổ đông do khai nhận thừa kế. Tuy nhiên, với trường hợp người thừa kế cổ phần là người nước ngoài, doanh nghiệp đó vẫn cần phải tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Đối với việc thủ tục thừa kế cổ phần, bên cạnh các trình tự, thủ tục tương tự như việc thừa kế các di sản khác, việc thừa kế cổ phần vẫn có những điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện thủ tục.
Thuế thu nhập cá nhân từ việc nhận thừa kế
Khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp được coi là thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật về thừa kế.
Đối với thừa kế là cổ phần thì giá trị nhận thừa kế là giá trị cổ phần tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Thu nhập tính thuế từ thừa kế là cổ phiếu là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ cổ phần nhận được chưa trừ bất cứ một một khoản chi phí nào. Cụ thể như sau:
– Đối với cổ phần giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán: giá trị của cổ phiếu được căn cứ vào giá tham chiếu trên sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu cổ phần.
– Đối với cổ phần không thuộc trường hợp trên: giá trị của cổ phần được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty cổ phần tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu cổ phần.
Sau khi xác định được thu nhập phải chịu thuế từ thừa kế cổ phần thì thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 10% thu nhập phải chịu thuế trên.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam
- Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách nhận thừa kế là cổ phiếu”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm
Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?