Hôn nhân thực tế theo quy định hiện hành được hiểu như thế nào? Làm sao để xác nhận đâu là hôn nhân thực tế? Cùng tìm hiểu cách xác nhận hôn nhân thực tế thông qua bài viết sau đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Hôn nhân thực tế là gì?
Hôn nhân thực tế là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Tuy các quy định pháp luật hiện nay không đề cập cụ thể đến thuật ngữ này nhưng có thể hiểu hôn nhân thực tế được dùng để chỉ các mối quan hệ giữa nam và nữ đang cùng chung sống như vợ chồng, hai bên trong quan hệ này có đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay không công nhận mọi trường hợp sống chung như vợ chồng là hôn nhân thực tế, mà chỉ một số trường hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định mới được xem là hôn nhân thực tế.
Cách xin xác nhận hôn nhân thực tế
Căn cứ tinh thần quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, hôn nhân thực tế được xác nhận là hợp pháp trong các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực – 03/01/1987 mà hai người này chưa đăng ký kết hôn.
Theo quy định tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 (đã hết hiệu lực), các cặp đôi xác lập quan hệ vợ chồng trước 03/01/1987 được khuyến khích đăng ký kết hôn. Tức là nếu hai người này không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng với nhau.
Cụ thể hơn, hai người xác lập quan hệ vợ chồng với nhau vào trước ngày 03/01/1987 mà chưa tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, đồng thời chưa ly hôn và một bên trong quan hệ vợ chồng này chưa chết hoặc bị tuyên bố là đã chết, thì được xem là đang có vợ hoặc có chồng, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Điều kiện để xác định tồn tại hôn nhân thực tế đối với các cặp vợ chồng trong trường hợp này là hai bên phải có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành và thỏa mãn 01 trong các trường hợp sau đây:
– Hai bên có tổ chức lễ cưới khi thực hiện việc chung sống với nhau;
– Hai bên cùng chung sống với nhau đã được gia đình của một bên hoặc gia đình của hai bên chấp thuận;
– Hai bên cùng chung sống với nhau được cá nhân khác/tổ chức chứng kiến;
– Hai bên có thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau xây dựng gia đình của họ.
Ngoài ra, về vấn đề ly hôn đối với hôn nhân thực tế theo trường hợp này, tại hướng dẫn của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, nếu một bên hoặc các bên trong quan hệ vợ chồng này yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết dù cho hai người này không đăng ký kết hôn.
Và thời điểm công nhận quan hệ vợ chồng này là từ khi bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng.
– Trường hợp 2: Quan hệ vợ chồng được xác lập từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà hai người này chưa đăng ký kết hôn.
Theo quy định tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 (đã hết hiệu lực), các cặp đôi xác lập quan hệ vợ chồng 03/01/1987 – trước ngày 01/01/2001 có nghĩa vụ đăng ký kết hôn nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.
Tức là, các cặp đôi xác lập quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian này cần đăng ký kết hôn theo như thời hạn quy định để được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp và có thể xác định hôn nhân thực tế trong trường hợp này là từ ngày hai bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng.
Điều kiện để xác định hôn nhân thực tế trong trường hợp này tương tự điều kiện kết hôn được nêu tại trường hợp 1. Tuy nhiên cần lưu ý về thời hạn hai bên cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn là từ 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003.
Sau thời hạn này mà nam nữ sống chung như vợ chồng thực hiện đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng này chỉ được công nhận từ ngày thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nói cách khác, không công nhận hôn nhân thực tế đối với khoảng thời gian trước khi họ chung sống cùng nhau.
Sau thời hạn này, nam nữ sống chung như vợ chồng vẫn không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Tức là, dù hai người này có chung sống với nhau như vợ chồng thì không được xem là hôn nhân thực tế.
>>Xem thêm: Thừa kế đất đai không có di chúc
Hôn nhân thực tế chấm dứt khi nào?
Đối với vấn đề chấm dứt hôn nhân thực tế thì các quy định pháp luật hôn nhân & gia đình hiện chưa có quy định rõ ràng.
Tuy nhiên có thể dựa theo các quy định pháp luật và Án lệ số 41/2021/AL tại Quyết định 42/QĐ-CA về chấm dứt hôn nhân thực tế, thì hôn nhân thực tế sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Chấm dứt thông qua con đường tư pháp – thực hiện thủ tục ly hôn (Mục 1 Chương IV Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13)
– Trường hợp 2: Chấm dứt do một bên trong quan hệ vợ chồng chết/bị tòa án tuyên bố đã chết ((Mục 2 Chương IV Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
– Trường hợp 3: Chấm dứt do không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực (03/01/1987) và một hoặc hai bên chung sống với nhau như vợ chồng với người khác.
Dựa theo nội dung Án lệ số 41/2021/AL, hai quan hệ hôn nhân trong trường hợp này đều là hôn nhân thực tế, tuy nhiên Tòa án xác định quan hệ hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách xin xác nhận hôn nhân thực tế như thế nào?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm