Căn cứ phát sinh và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quản lý thuế 2019
- Các văn bản pháp luật liên quan
Thuế là gì?
Thuế là một khoản tiền bắt buộc phải đóng cho Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền bởi các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng cho việc cung cấp các dịch vụ công, các hoạt động vì lợi ích chung của xã hội. Đây là khoản tiền không bồi hoàn trực tiếp mà sử dụng vào các dịch vụ như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng,…
Thuế giúp tăng thu nhập vào ngân sách Nhà nước, góp phần lớn trong việc giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội theo chính sách. Bên cạnh đó, thuế cũng là nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công cộng, phục vụ cho đời sống
Tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Hiện nay, VAT được xác định thông qua công thức:
Thuế giá trị gia tăng = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất VAT
Theo công thức trên, có thể thấy thuế GTGT phụ thuộc vào hai yếu tố bao gồm giá tính thuế và mức thuế suất.
Giá tính thuế GTGT
Giá tính thuế được xác định tùy theo loại hàng hóa hay dịch vụ, được xác định như sau:
– Đối với hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc được cung ứng cho tổ chức, cá nhân khác là giá chưa thuế GTGT;
– Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho người tiêu dùng tại VN thì giá chưa thuế được xác định theo hợp đồng;
– Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hay sử dụng nội bộ như biếu, tặng là giá tính thuế của hàng hóa và dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh;
– Đối với hoạt động cho thuê tài sản như thuê nhà, thuê xưởng, kho, bến bãi hay phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị… không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê lá giá chưa thuế;
– Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp tính theo giá chưa thuế của hàng hóa đó bán trả một lần và không tính theo số tiền trả góp từng kỳ;
– Đối với hoạt động gia công hàng hóa là giá gia công chưa thuế GTGT;
– Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt được quy định theo từng trường hợp cụ thể;
– Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán thì giá thanh toán là giá đã có thuế và giá chưa thuế làm căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia (1+(thuế suất %));
– Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa, dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ phí tổn. Hàng hóa bán ra phải tính thuế trên giá bán;
– Đối với các hoạt động vận tải, bốc xếp thì giá tính thuế GTGT là cước vận tải và bốc xếp chưa thuế;
– Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng chứng từ như tem bưu chính, giá cước vận tải, vé xổ số,… thì ghi giá là giá đã có thuế GTGT.
Thuế suất thuế GTGT
Hiện nay, Luật thuế GTGT tại VN quy định 4 mức thuế suất tương ứng: 0%, 5%, 10% và 20%. Mức thuế suất này được áp dụng cho các nhóm hàng hóa và dịch vụ.
Mức thuế 0% được áp dụng đối với nhóm đối tượng sau:
– Chuyển nhượng trí tuệ nhân tạo và chuyển giao CN ra nước ngoài;
– Dịch vụ tái bảo hiểm nước ngoài;
– Cung cấp dịch vụ tín dụng;
– Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
Và áp dụng đối với các hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
Mức thuế 5% được áp dụng với nhóm đối tượng;
– Cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất, sinh hoạt;
– Khai thác quặng nhằm sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng cây trồng;
– Các dịch vụ vệ sinh như đào đất, nạo vét kênh, mương phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng;
– Các sản phẩm được sử dụng trong nông – lâm – ngư nghiệp;
Và các mặt hàng, dịch vụ được quy định khác
Hàng hóa, dịch vụ như vàng, bạc, đá, quý hay dịch vụ môi giới phải áp dụng mức thuế suất 20%.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Phương pháp khấu trừ thuế
Theo phương pháp khấu trừ thuế, thuế GTGT được tính theo công thức:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Theo đó:
VAT đầu ra = Giá tính thuế bán ra x Thuế suất VAT
VAT đầu vào = Tổng thuế GTGT ghi trên hóa đơn
VAT được tính khấu trừ theo quy định như sau:
– Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng trong sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ;
– Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định thuế, thì phải nộp của tháng đó và không phân biệt đã xuất hay còn để trong kho.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ khi bán ra. Khi lập hóa đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT và số tiền người mua phải thanh toán. Trong trường hợp chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa thuế và thuế GTGT thì thuế được tính trên giá thanh toán trên hóa đơn hay chứng từ.
3.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, thuế GTGT được tính theo công thức:
Thuế GTGT = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT
Theo đó:
Giá trị gia tăng = giá thanh toán bán ra – giá thanh toán mua vào tương ứng
Giá thanh toán mua vào hay bán ra là giá thực tế khi mua và bán trên hóa đơn. Bao gồm cả VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua, bán có hóa đơn hay chứng từ làm căn cứ xác định GTGT theo quy định, thì GTGT được xác định như sau:
– Đối với cơ sở kinh doanh đã hoặc hiện bán có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhưng không có hóa đơn, chứng từ mua thì GTGT = doanh thu x tỷ lệ phần trăm GTGT tính trên doanh thu (%).
– Đối với cá nhân, cơ sở kinh doanh chưa thực hiện mua có hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh để ấn định mức doanh thu tính VAT. GTGT = doanh thu x tỷ lệ phần trăm gia tăng trên doanh thu (%).
Vai trò của thuế
Thuế là một khoản đóng có vai trò quan trọng và cần thiết trong các hoạt động đời sống, vai trò của thuế phải kể đến như:
- Khuyến khích các hoạt động kinh tế nhất định. Chẳng hạn, chính phủ có thể áp dụng thuế ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực mới, hoặc thuế bảo vệ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không cân bằng
- Thuế hỗ trợ việc cân bằng giữa khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội. Bởi người nộp nhiều thuế hơn hầu hết đều là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn
- Thuế có thể được sử dụng để điều tiết hoạt động kinh tế. Bởi vì chính phủ có thể áp đặt thuế cao hơn đối với các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng sản phẩm sạch, lành mạnh hơn.
- Giúp tăng trưởng kinh tế, xã hội, thúc đẩy nguồn nhân lực cũng như hiệu suất làm việc
- Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các khoản và thu nhập của mỗi cá nhân, tổ chức, đóng góp vào quá trình phân phối lại các tài nguyên và cơ hội trong xã hội
- Thuế cũng có thể được sử dụng để kiểm soát lạm phát.
Dịch vụ tư vấn thuế của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế GTGT;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Căn cứ phát sinh và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Quyết toán thuế TNCN trên phần mềm kế toán MISA
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Hồ sơ và các trường hợp giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2023