Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

by Vũ Khánh Huyền

Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt theo quy định mới nhất.

Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là gì?

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là cơ sở được đầu tư bằng nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập hoặc phê duyệt chủ trương thành lập hoặc Bộ Quốc phòng được giao quản lý, làm nòng cốt trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp.

Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

Theo Điều 65 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 quy định về chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt như sau:

(1) Người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp, được trả lương và hưởng chế độ, chính sách sau đây:

– Được hưởng chế độ, chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về việc làm, bảo hiểm và pháp luật khác có liên quan;

– Trong trường hợp kết quả sản xuất, kinh doanh không bảo đảm đủ lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù thì được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ;

– Được Nhà nước hỗ trợ chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách cho lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

(2) Người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt không phải là doanh nghiệp, được hưởng chế độ, chính sách sau đây:

– Được hưởng lương, phụ cấp đặc thù từ ngân sách nhà nước và các khoản thu nhập khác từ nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, nguồn thu hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật;

– Người lao động trực tiếp tham gia phục vụ sản xuất quốc phòng, an ninh được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của pháp luật.

(3) Ngoài chế độ, chính sách quy định tại khoản (1) và khoản (2), người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được hưởng chế độ, chính sách sau đây:

– Người lao động khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh mà bị thương được xem xét, giải quyết chính sách thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, nếu chết được xem xét công nhận là liệt sỹ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

– Người lao động có trình độ đại học trở lên, công nhân kỹ thuật làm việc trong ngành, nghề đặc thù quốc phòng, an ninh, công nhân kỹ thuật bậc cao được hưởng chế độ, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề;

– Được hưởng quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm từ hoạt động khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về khoa học và công nghệ;

– Được Nhà nước hỗ trợ về lương và phụ cấp đặc thù theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.

>> Xem thêm: Thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm kỷ luật trong quân đội

Hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt gồm những gì?

Hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được quy định tại Điều 35 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 như sau:

– Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất vật tư kỹ thuật; sản xuất sản phẩm, trang thiết bị phục vụ hoạt động cơ yếu, tác chiến không gian mạng phục vụ quốc phòng, an ninh.

– Sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác bảo đảm hoạt động công nghiệp quốc phòng.

– Đào tạo nhân lực cho công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.

– Chuyển giao công nghệ, tài liệu, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện nhân lực; tham gia nghiệm thu sản phẩm, dây chuyền; kiểm tra, tiếp nhận sản phẩm trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp.

– Cất trữ vũ khí trang bị kỹ thuật, vật tư kỹ thuật cấp chiến lược cho công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.

– Liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488