Chi phí giải thể hộ kinh doanh

by Vũ Khánh Huyền

Giải thể hộ kinh doanh cá thể là một trong những quy định bắt buộc nhằm xác định và loại bỏ các nghĩa vụ về thuế đã phát sinh trong quá trình kinh doanh. Dưới đây, Luật Đại Nam sẽ mang đến cho quý bạn đọc thông tin về chi phí giải thể hộ kinh doanh.

Chi phí giải thể hộ kinh doanh

Chi phí giải thể hộ kinh doanh

Giải thể hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng không quá mười lao động; không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.

Giải thể hộ kinh doanh cá thể là không còn tồn tại, làm cho chủ thể không còn đủ điều kiện để hoạt động; giải thể đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động.

Hồ sơ xin giải thể hộ kinh doanh gồm những gì?

-Thông báo chấm dứt hộ kinh doanh

– Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Thời gian làm thủ tục

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kê khai thuế hộ kinh doanh trên HTKK

Lệ phí giải quyết

Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

Như vậy, khi đã quyết định chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh phải thanh toán xong các khoản nợ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, chủ hộ kinh doanh sẽ làm thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động tại UBND cấp huyện.

Không làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể sẽ bị xử phạt thế nào?

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định

Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động doanh nghiệp;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp đến hoạt động doanh nghiệp ;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Chi phí giải thể hộ kinh doanh. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488