Chủ sở hữu nhà ở được quy định như thế nào ?

by Hồ Hoa

Chủ sở hữu nhà ở được quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Chủ sở hữu nhà ở được quy định như thế nào ?

Chủ sở hữu nhà ở được quy định như thế nào ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2023

Chủ sở hữu nhà ở là gì?

Căn cứ dựa trên quy định tại Khoản 18 điều 2 Luật nhà ở 2023 quy định:

” 18. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này.” 

Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

So với Luât Nhà ở 2014 thì Luật Nhà ở 2023 đã mở rộng thêm đối tượng được mua nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn, công bằng hơn đối với người có thu nhập thấp, những người yếu thế trong xã hội

Theo đó, Luật Nhà ở 2023 bổ sung 02 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là:

– Học sinh, sinh viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật;

– Học sinh trường dân tộc nội trú công lập và doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Cụ thể, căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân trong nước;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;

+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Luật Nhà ở 2023 sửa đổi bổ sung nguyên tắc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Theo Luật Nhà ở 2014, bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.

Trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.

Đến Luật Nhà ở 2023, trong thời hạn 05 năm, bên mua, thuê mua chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, Luật Nhà ở 2023 cũng đã quy định rõ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội.

  • Đây là quy định mới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm của nhà nước đối với người lao động, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về nhà ở xã hội.
  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với chức năng nhiệm vụ vai trò của mình đứng ra tổ chức xây dựng nhà ở xã hội là phù hợp với chức trách nhiệm vụ quyền hạn, góp phần nâng cao uy tín, vai trò đối với người lao động.

Tuy nhiên, Tng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu thiên về công tác quản lý hành chính và thực hiện các hoạt động xã hội nên việc đứng ra tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ là công việc đòi hỏi cơ quan này, có thay đổi về tổ chức bộ máy, về nhân lực, về kinh nghiệm quản lý để thực hiện nhiệm vụ mới này theo quy định của luật nhà ở. Để quy định pháp luật này đảm bảo tính khả thi thì cần phải có quy định cụ thể chi tiết để tổ chức thực hiện. Cần phải có những chỉ tiêu, định mức, kế hoạch, bố trí nhân lực, nguồn ngân sách để quy định này có thể được thực hiện trên thực tế một cách có hiệu quả.

Dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến nhà ở của Luật Đại Nam

  • Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đất (sổ đỏ);
  • Tư vấn thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tư vấn về thủ tục tặng cho quyền sở hữu nhà;
  • Tư vấn về thế chấp quyền sở hữu nhà ở;
  • Tư vấn về soạn thảo, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng/mua bán, tặng cho,.. quyền sở hữu nhà;
  • Tư vấn về khiếu nại và giải quyết tranh chấp liên quan đến luật nhà ở (tranh chấp về việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…), về thu hồi, bồi thường trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất…
  • Tư vấn tố cáo trong lĩnh vực đất đai;
  • Tư vấn đòi quyền sử dụng đất và nhà cho ở nhờ hoặc cho thuê hay trông coi hộ;
  • Tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý về nhà như: xóa nợ thuế, sang tên, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp nhà ở;
  • Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện các tranh chấp về nhà ở;
  • Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các tranh chấp nhà ở tại tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chủ sở hữu nhà ở được quy định như thế nào ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488