Chủ thể nào thì được thành lập doanh nghiệp?

by Đào Quyết

Để tìm hiểu về điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay về chủ thể tham gia góp vốn công ty, trong bài viết này Luật Đại Nam có những chia sẻ tư vấn để quý khách hàng có thể nắm bắt được chi tiết nhất như sau.

  1. Nội Dung Chính

    Những đối tượng nào được tham gia thành lập doanh nghiệp:

–  Theo khoản 10 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

– Thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh. Khi tham gia vào thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự, thương mại, lao động…, tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản.

=>Do vậy, “1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.” (quy định tại khoản 1 điều điều 17 luật doanh nghiệp 2020), trừ các đối tượng quy định tại khoản 2 điều 17 luật doanh nghiệp 2020.

chu-the-nao-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-2

Nhận tư vấn miễn phí Luật Đại Nam

2.Những đối tượng không được tham gia thành lập doanh nghiệp: theo quy đinh tại khoản 2 điều 17 luật doanh nghiệp 2020.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

3.Trường hợp công chức, viên chức muốn tham gia thành lập doanh nghiệp thì sẽ giải quyết như thế nào?

– Cán bộ, công chức, viên chức không được quyền thành lập và tham gia quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chủ thể này vẫn được phép góp vốn vào doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã đi vào quá trình hoạt động bằng các hình thức góp vốn theo luật định.

-Theo khoản 3 điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Vậy cán bộ, công chức, viên chức vẫn được quyền góp vốn vào doanh nghiệp, cụ thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ trường hợp họ thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

+Đối với công ty cổ phần:

Chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không thể tham gia thành lập công ty cổ phần với tư cách cổ đông sáng lập.

+Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn:

Không thể tham gia thành lập công ty TNHH với tư cách thành viên sáng lập, vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.

+ Đối với công ty hợp danh:

Chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn sau khi công ty đi vào hoạt động không được tham gia với tư cách hợp danh. 

Theo đó, trong một số trường hợp, cán bộ, công chức, viên chức cũng không thể thực hiện quyền góp vốn vào công ty:

Đó là các đối tượng:

+ Cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan hoặc là vợ/chồng của những người này sẽ không được góp vốn vào công ty hoạt động trong ngành, nghề mà người này thực hiện công việc quản lý nhà nước (khoản 4 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018).

+ Cán bộ, công chức, viên chức là vợ/chồng, bố/mẹ, con của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được kinh doanh trong phạm vi lĩnh vực mà chồng/vợ, con, bố/mẹ của họ quản lý trực tiếp (khoản 4 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018).

+ Cán bộ, công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ quản lý trước đây thì không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây họ có trách nhiệm quản lý trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (điểm d khoản 2 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018).

=>Như vậy, cán bộ, công chức và viên chức có thể thực hiện quyền góp vốn vào tùy từng loại doanh nghiệp nhưng không được quyền tham gia thành lập hay quản lý doanh nghiệp theo luật định. 

Theo khoản 25 luật doanh nghiệp 2020 quy định“Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.”

Theo khoản 24 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 quy định “ Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Xem thêm: Thời gian thành lập công ty, doanh nghiệp 2022?

chu-the-nao-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-3

Nhận tư vấn miễn phí Luật Đại Nam

4.Trường hợp công chức, viên chức không biết nên đã tham gia thành lập doanh nghiệp thì sẽ giải quyết như thế nào?

-Trong trường hợp công chức, viên chức tham gia thành lập doanh nghiệp thì sẽ bị kỷ luật.

+Theo điều 6 nghị định 112/2020-NĐ-CP xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức có quy định “Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm”

+ Theo điểm d khoản khoản 2 điều 20 luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định cán bộ, công chức, viên chứng không được “Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.”

– Cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo điểm b khoản 1 điều 212 luật doanh nghiệp 2020 “Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập”. sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì theo điểm d khoản 1 điều 207 luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp sẽ bị giải thể.

+Theo khoản 2 điều 75 Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nghị định 01/2021 nghị định về đăng ký doanh nghiệp

“2. Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
  1. a) Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.chu-the-nao-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-4

-Cán bộ, công chức, viên chức, chỉ có thể chuyển nhượng vốn góp sang tên cho người khác khi mà chưa bị kỷ luật chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Dựa vào quy định tại khoản 1 điều 52 luật doanh nghiệp 2020: “1.thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

  1. a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
  2. b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.”
+Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Dựa vào khoản 5 điều 77 luật doanh nghiệp 2020 “5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.”

+Nếu là công ty hợp danh 

Dựa vào điểm d khoản 1 điều 187 quy định “ Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;”

+ Nếu là công ty cổ phần

Dựa vào khoản 1 điều 127 luật doanh nghiệp ,cổ phần được tự do chuyển nhượng.

+ Nếu là Doanh nghiệp tư nhân

Dựa theo khỏa 1 điều 192 luật doanh nghiệp 2020 “1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.”

Xem thêm: Cách đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp như thế nào

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488