Chứng nhận vietgap chăn nuôi

by Ngọc Ánh

Trong bối cảnh ngày càng tăng cao về sức kháng của người tiêu dùng và yêu cầu về thực phẩm an toàn, Chứng nhận VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi trường trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về Chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi, tầm quan trọng của nó và lợi ích mà nó mang lại cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Chứng nhận VietGAP chăn nuôi là gì?

VietGAP chăn nuôi hay còn gọi là VIETGAHP (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Chứng nhận VietGAP cho chăn nuôi được khuyến khích áp dụng để chăn nuôi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

Chứng nhận vietgap chăn nuôi

Chứng nhận vietgap chăn nuôi

Các yêu cầu chính của quy trình vietgap chăn nuôi

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam

An toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Chất thải rắn bao gồm phân, vật nuôi chết… Chất thải lỏng là nước rửa chuồng trại, rửa các dụng cụ dùng trong chăn nuôi,… Chất thải khí gồm H2S, NH3.

Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn VIETGAP cho lĩnh vực chăn nuôi

Quy trình VIETGAP chăn nuôi theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN do Cục Chăn nuôi ban hành, áp dụng cho hoạt động chăn nuôi, bao gồm:

– Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)

– Bò thịt/Bê thịt

– Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)

– Dê thịt;

– Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ);

– Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà);

– Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan);

– Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, …).

Các yêu cầu chính trong Quy trình VIETGAP chăn nuôi

Quy trình hay Tiêu chuẩn VIETGAP chăn nuôi theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN tập trung vào các yêu cầu về đảm bảo vấn đề An toàn thực phẩm và An tâm cho người tiêu dùng, cụ thể quy trình VIETGAP chăn nuôi tập trung đảm bảo thực hiện được 04 chữ “AN” sau:

– An toàn Thực phẩm – không gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng;

– An toàn sinh học và môi trường – ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học từ chăn nuôi gây hại đến con người, gia súc, hệ sinh thái và môi trường xung quanh;

– An toàn lao động cho người sản xuất, chăn nuôi;

– An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;

Khi chăn nuôi theo qyt trình VIETGAP chăn nuôi ban hành theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN các trang trại nuôi và người nuôi cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 ĐÚNG”, cụ thể:

ĐÚNG ĐIỀU KIỆN VỆ SINH

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.

ĐÚNG LOẠI

Nghĩa là loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải có trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi;

ĐÚNG CÁCH

Nghĩa là việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi thú y và của nhà sản xuất và sử sụng theo đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.

ĐÚNG THỜI GIAN CÁCH LY

Nghĩa là ở thời điểm thu hoạch vật nuôi thương phẩm (bán lấy thịt/sữa) phải đảm bảo thời gian cách ly vật nuôi không sử dụng thuốc thú y hoặc kháng sinh (ví dụ: thời gian cách ly 14 ngày mới được phép bán) để đảm bảo không còn tồn dư dư lượng kháng sinh hoặc thuốc thú y trên sản phẩm vật nuôi cho người ăn (thịt/sữa).

Hồ sơ xin cấp chứng nhận VietGAP chăn nuôi

Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo quy định;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Chứng nhận vietgap chăn nuôi”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488