Khi nhắc tới Công ty cổ phần chúng ta thường hay đặt ra câu hỏi Cổ đông là gì? Quy định pháp luật về cổ đông trong công ty cổ phần. Luật Đại Nam chúng tôi xin được giới thiệu các thông tin có liên quan tới nội dung trên qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Cổ đông là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
- Là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ phần có bao nhiêu loại ?
Có rất nhiều loại cổ phần, tùy theo tính chất của mỗi loại mà cổ phần được phân chia như sau:
– Dựa vào thời điểm chào bán: Có cổ phần đã bán và cổ phần chưa bán.
- Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
- Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
– Dựa vào ưu đãi của cổ phần có thể phân chia thành cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Đại hội đồng cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
- Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông cũng có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán. Quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
- Quyền và nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty. Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Cuộc họp Hội đồng quản trị có thể định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác. Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cổ đông là gì? Quy định pháp luật về cổ đông trong công ty cổ phần Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp TNHH 1 thành viên tại Tỉnh Hà Giang
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tnhh 1 thành viên tại Quận Ba Đình
- Thành lập doanh nghiệp tại huyện Ba Vì