Có nên thay đổi tên công ty

by Đào Quyết

Tên công ty cũng giống như thương hiệu doanh nghiệp. Tên sẽ được nhắc đến thường xuyên khi chủ doanh nghiệp hay nhân viên đi gặp gỡ, giao lưu, ký kết hợp đồng với đối tác,….Sẽ chẳng có gì bàn cãi nếu đã chọn được một cái tên hay, ấn tượng. Nhưng nếu có nhiều người bạn tiếp xúc thắc mắc và cố tìm ra sự liên quan giữa ngành nghề kinh doanh và tên công ty, có lẽ bạn cần một cái tên công ty khác thay thế. Nhưng hãy cân nhắc liệu việc thay đổi tên công ty mới này có hiệu quả hay không vì sẽ khiến cho nhiều khách hàng hiện tại hoang mang cho rằng công ty bạn đã sang tên đổi chủ.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ giữa rủi ro và cơ hội khi thay đổi tên doanh nghiệp. Đây là một thách thức khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp vì việc thay đổi tên công ty sẽ dẫn tới việc thay đổi hàng loạt công việc liên quan khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang lâm vào một trong các tình huống dưới đây, hãy nhanh chóng lựa chọn tên công ty khác để thay thế. Sau đây là các tình huống phổ biến:

Tên gọi của công ty đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động, phát triển của công ty. Tên công ty là nội dung bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký thành lập. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên, địa chỉ phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định.

co-nen-thay-doi-ten-cong-ty-2

Tên công ty là gì?

Tên công ty là tên gọi của doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tên công ty là một trong những thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật

Thay đổi tên công ty

Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác.

Doanh nghiệp quyền quyết định việc thay đổi tên trong quá trình hoạt động hay nói cách khác việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.

Đặt tên công ty đúng quy định pháp luật

Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp một trong những là nội dung không thể thiếu (khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020).

Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt.

Trong đó, tên tiếng Việt là bắt buộc, còn tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tên riêng, công ty đều phải thực hiện thủ tục thay đổi tên.

Doanh nghiệp có thể thay đổi tên trong quá trình hoạt động. Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Duy nhất 01 trường hợp theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp thay đổi loại hình hoạt động, bản chất tên công ty cũng sẽ thay đổi (Ví dụ: Công ty TNHH ABC => Công ty cổ phần ABC) nhưng không phải làm thủ tục đổi tên.

Xem thêm: Thành lập công ty tại Hà Nội cần những gì?

co-nen-thay-doi-ten-cong-ty-3

 Cách đặt tên công ty 

Bước 1: Trước khi đặt tên cho công ty nên tham khảo và tra cứu tên trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý, khi tra cứu tên công ty trên hệ thống chỉ cần nhập tên riêng của công ty, không cần nhập đầy đủ tên hay loại hình doanh nghiệp. Nếu tên có các chữ như: Đông, Tây, Nam, Bắc, Tân, Mới… thì lúc nhập để tra cứu cần bỏ cái chữ này để xác định tên chính xác của công ty.

Bước 2: Tìm hiểu quy định pháp luật quy định về đặt tên công ty, tránh tên không đúng quy định và bị từ chối.

Bước 3: Khi đặt tên nên chọn tên ngắn gọn, cô đọng và dễ nhớ.

– Tên công ty cần thể hiện chức năng chính của doanh nghiệp, thông qua đó biết được doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề gì đồng thời tạo nên ấn tượng với khách hàng, đối tác.

– Tên quá dài gây khó khăn trong giao dịch, do đó cần đặt tên sao cho ngắn gọn mà vẫn hay.

– Tên của công ty nên gợi ra được hình ảnh, thương hiệu để nhắc đến tên khách hàng có thể hình dung ra ngay sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ khi doanh nghiệp muốn đặt cho công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn đầu tư Đại Phát.

 Trong đó:

Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn

 Ngành nghề kinh doanh trong tên công ty: Tư vấn Đầu tư

 Tên riêng: Đại Phát.

Tên đặt như trên sẽ thể hiện được cả ngành nghề kinh doanh chính cũng như chức năng, loại hình của công ty.

Quy trình thay đổi tên công ty năm 2022

Thủ tục thay đổi tên công ty gồm các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách đặt tên công ty mới theo hướng dẫn của chúng tôi như trên

Bước 2: Tra cứu tên công ty mới để đánh giá khả năng đăng ký

Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa?

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định

Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi ở nội dung bên dưới.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tên đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.

Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

Bước 5: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi

Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có nên thay đổi tên công ty. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488