Cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy

by Trương Mỹ Linh

Chứng nhận hợp quy là gì? Cơ quan cấp Giấy chứng nhận hợp quy là cơ quan nào? Bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ trả lời cho Quý khách hàng những câu hỏi trên.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy

Cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn tương ứng theo quy định. Xin quý khách hàng lưu ý, đây là một thủ tục pháp lý mang tính chất bắt buộc và phương thức đánh giá cho từng đối tượng cụ thể được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, đây là hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Việc công bố hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương là hoạt động bắt buộc đối với các cá nhân hay tổ chức.

Bên cạnh đó, đối tượng chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá,môi trường, quá trình theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Để chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, quý khách hàng lưu ý phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Phương thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được thực hiện theo một trong những phương thức sau:

  • Thử nghiệm mẫu sản phẩm điển hình
  • Thử nghiệm mẫu sản phẩm điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy trên thị trường
  • Thử nghiệm mẫu sản phẩm điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm và giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp quá trình đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm của quý khách hàng
  • Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý của quý doanh nghiệp
  • Thử nghiệm và đánh giá lô sản phẩm hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
  • Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá mà quý khách hàng đang kinh doanh và sản xuất

Cơ quan Cấp giấy chứng nhận hợp quy

1. Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo hoạt động công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này khi ban hành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng để quản lý;

b) Chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; thông báo danh sách cơ quan đầu mối cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp, quản lý;

c) Giao trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho các cơ quan chuyên ngành;

d) Định kỳ hằng năm, tổng hợp tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý; đột xuất, khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo tình hình công bố hợp quy về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:

a) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy;

b) Phối hợp với các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;

c) Thực hiện việc theo dõi tình hình công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở báo cáo của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; theo dõi việc chỉ định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hoạt động đánh giá sự phù hợp.

3. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Thực hiện việc theo dõi và quản lý hoạt động đăng ký công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong công tác quản lý hoạt động công bố hợp quy; định kỳ hằng năm, tổng hợp báo cáo gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan về tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, đồng thời gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để phối hợp quản lý;

b) Tổng hợp tình hình hoạt động công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành và định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan.

4. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định:

a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý;

b) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của mình về tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau:

– Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;

– Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;

– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

– Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).

c) Phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp quy để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

d) Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo cơ quan đầu mối danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).

5. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp chuẩn; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại địa phương và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp chuẩn;

b) Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau:

– Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;

– Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;

– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

– Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).

c) Phối hợp với cơ quan chuyên ngành ở địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp chuẩn để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

d) Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tình hình tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này) theo quy định tại điểm a, b khoản này.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Cơ quan cấp Giấy chứng nhận hợp quy“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488