Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là gì? Thực chất đây là một loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế hiện nay. Bởi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân hay tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình bằng toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp có cũng như không được phép phát hành chứng khoán…
Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào?
Tại Mục 3 Công văn 1357/TCT-DNNCN năm 2024 chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh như sau:
– Tổ chức rà soát, khảo sát về doanh thu, mức thuế khoán thường xuyên, đối chiếu cơ sở dữ liệu riêng, cơ sở dữ liệu hóa đơn đầu vào của hộ khoán và tình hình kinh doanh thực tế tại địa bàn để đánh giá lại doanh thu, mức thuế khoán của hộ kinh doanh. Từ đó điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán sát với thực tế phát sinh, đảm bảo phù hợp với các địa bàn, các tỉnh, thành phố trong cả nước.
– Tổ chức triển khai kiểm tra công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế theo kế hoạch và chuyên đề theo hướng dẫn, cụ thể:
+ Kiểm tra thực tế hằng năm tối thiểu 10% số Chi cục Thuế theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc xác định mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế khoán dự kiến;
+ Định kỳ kiểm tra thực tế tối thiểu 5% số Chi cục Thuế mỗi quý I, quý II, quý III;
+ Nội dung kiểm tra thực tế gồm: kiểm tra trên cơ sở dữ liệu quản lý;
Đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế;
Kiểm tra thực tế đối với ít nhất 2% số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức có liên quan trên địa bàn trong đó tập trung kiểm tra 100% hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro cao theo quy định.
– Chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện kiểm tra định kỳ, theo kế hoạch tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở dữ liệu đối với hộ kinh doanh và tổ chức có liên quan.
Đối với những trường hợp rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Xem thêm: Quy định về các loại sổ kế toán cho hộ kinh doanh theo thông tư 88
Người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí những ai làm kế toán?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 88/2021/TT-BTC quy định như sau:
Điều 3. Tổ chức công tác kế toán
1. Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.
Như vậy, việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh. người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí những người dưới đây làm kế toán:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi.
– Vợ, chồng.
– Con đẻ, con nuôi.
– Anh, chị, em ruột.
– Người làm quản lý, điều hành.
– Thủ kho, thủ quỹ.
– Người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản cho hộ kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về hộ kinh doanh của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thành lập hộ kinh doanh;
- Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động hộ kinh doanh;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình trước và sau khi thành lập ;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn
- Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?
- Tranh chấp trái phiếu là gì ?