Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè

by Trần Giang

Giáo viên, giảng viên thường có khoảng thời gian nghỉ hè khoảng 02-03 tháng, vậy đối với những người đang hưởng chế độ thai sản bị trùng với thời gian nghỉ hè sẽ giải quyết thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin có liên quan tới vấn đề trên: Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè.

Cong-van-huong-dan-giai-quyet-nghi-thai-san-trung-he.jpg

Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè

Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Giải quyết chế độ nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè thế nào?

Căn cứ theo quy định của Công văn 1125/NGCBQLGD – CSNGCB về việc hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè như sau:

“2. Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.

3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động.

Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.”

Như vậy theo quy định trên thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Điều 113 và điều 114 Bộ luật Lao động 2019 hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm trong trường hợp không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm theo quy định.

Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1125/NGCBQLGD-CSNGCB
V/v hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017

Kính gửi: các sở giáo dục và đào tạo

Trong thời gian vừa qua, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được văn bản của các sở giáo dục và đào tạo, của giáo viên về việc đề nghị hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè. Về vấn đề này, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành.

2. Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.

3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT , khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BC ngày 201/10/21011 của Bộ Tài chính.

Đề nghị các sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn thủ trưởng các cơ sở giáo dục giải quyết chế độ thai sản cho giáo viên đảm bảo theo quy định./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa (để b/c);
– Các Phó cục trưởng (để biết);
– Lưu: VT.

CỤC TRƯỞNG

Hoàng Đức Minh

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Đại Nam về: Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488