Đất khai hoang là gì?

by Vũ Khánh Huyền

Cùng với sự gia tăng của dân số, nhu cầu về sản xuất, sinh hoạt, nhà ở cũng ngày càng tăng theo. Một số người đã chọn cách khai thác đất khai hoang để phục vụ cho những nhu cầu đó. Vậy đất khai hoang là gì? Điều kiện nào để được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khai hoang? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu và làm rõ các vấn đề liên quan đến loại đất nêu trên.

Đất khai hoang là gì?

Đất khai hoang là gì?

Đất khai hoang là gì?

Hiện nay các văn bản pháp luật không đưa ra quy định cụ thể về đất khai hoang, tuy nhiên dựa vào đặc điểm, tính chất của việc sử dụng đất khai hoang thì có thể được hiểu đây là một loại đất đang được bỏ hoang, chưa được khai thác để đưa vào sử dụng, nhưng đã được Nhà nước quy hoạch với mục đích là để sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, vẫn đang nằm trong sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó, đối với những vùng đất khai hoang này thì phải được cấp quyền sử dụng đất thì người khai phá mới được sử dụng và có quyền sở hữu.

Phân biệt đất khai hoang và đất lấn chiếm

Đất khai hoang và đất lấn chiếm là 2 cụm từ rất hay bị nhầm tưởng với nhau, nhưng thực chất là vô cùng khác biệt. Trong đó:

Đất khai hoang là việc khai phá những vùng đất hoang mới để đưa vào sử dụng theo đúng quy hoạch, do đó theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2013 việc này được Nhà nước khuyến khích thực hiện thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khai thác. Còn đất lấn chiếm là hành vi trái pháp luật, bị pháp luật ngăn cấm và xử phạt. Cụ thể thì theo quy định tại Điều 1,2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị Định 04/2022/NĐ-CP, đất lấn chiếm là đất có được khi dùng một trong các hành vi lấn đất như tự ý thay đổi ranh giới, lấn sang những vùng đất lân cận, thay đổi diện tích đất trên thực tế so với ban đầu, hoặc có hành vi chiếm đất như sử dụng, chiếm hữu trái phép mà chưa có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, điểm khác biệt rõ rệt giữa đất khai hoang và đất lấn chiếm đó là ở tính chất hợp pháp và bất hợp pháp đối với hành vi sử dụng. Đất khai hoang sẽ được khuyến khích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đáp ứng điều kiện luật định. Ngược lại đất lấn chiếm thì không những không được cấp quyền mà còn bị ngăn cấm và xử phạt.

>> Xem thêm: Thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm kỷ luật trong quân đội

Trường hợp đất khai hoang được cấp sổ đỏ

Để được sử dụng đất khai hoang và có quyền sở hữu đối với mảnh đất đó thì phải được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trường hợp nào thì đất khai hoang được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ)?

Theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013 thì đất khai hoang không có giấy tờ nêu tại Điều 100 Luật này thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem xét khi đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp cụ thể. Theo đó:

Trường hợp thứ nhất: Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khai hoang trước ngày 01/07/2004 và không có một trong các giấy tờ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ về tặng cho bất động sản hoặc có được do thừa kế; giấy tờ về việc bàn giao nhà tình nghĩa hay nhà tình thương gắn liền với đất.
  • Giấy tờ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được UBND cấp xã cấp trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp.
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993.

Bắt buộc đất đó phải được khai phá và sử dụng ổn định, người sử dụng đất không được vi phạm về pháp luật đất đai như lấn chiếm lòng đường, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được cấp sổ đỏ với điều kiện phải được UBND cấp xã ra văn bản xác nhận là có tranh chấp nào và việc sử dụng đất đúng với nội dung quy hoạch.

Trường hợp thứ hai: Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 và không có các giấy tờ nêu trên thì phải đáp ứng các điều kiện bao gồm người sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó và phải trực tiếp sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tại những vùng kinh tế có điều kiện khó khăn đến đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, phải có sự xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất về việc người đó đã sử dụng đất đó một cách ổn định.

Như vậy, tóm lại thì nếu như các hộ gia đình, cá nhân thuộc một trong hai trường hợp kể trên sử dụng đất một cách ổn định, không có tranh chấp xảy ra, phù hợp với nội dung quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ được cấp sổ đỏ.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đất khai hoang là gì?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488