Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại

by Đào Quyết

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của pháp luật.

Sự xuất hiện của Thừa phát lại sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác thi hành án dân sự. Đồng thời tạo động lực to lớn nhằm thúc đẩy các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước trong việc đổi mới phương thức hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân.

dieu-kien-thanh-lap-van-phong-thua-phat-lai-2

Căn cứ pháp lý: Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại hiệu lực từ ngày 24/02/2020.

I. Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại: 

1. Người đại diện theo pháp luật

Người này sẽ đồng thời là Trưởng văn phòng đại diện và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn:

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

2. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại:

Văn phòng thừa phát lại phải bố trí một người làm thư ký nghiệp vụ. Người đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Là công dân Việt Nam dưới 65 tuổi, có sức khỏe và có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Không có tiền án hình sự.
  • Có bằng cử nhân luật.
  • Đã công tác trong ngành pháp luật từ 03 năm trở lêm.
  • Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại.
  • Đạt bài kiểm tra tập sự hành nghề thừa phát lại.
  • Không được đồng thời là Luật sư, công chứng viên.

Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

dieu-kien-thanh-lap-van-phong-thua-phat-lai-3

Ngoài ra, Phải có ít nhất một người là nhân viên kế toán, đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật kế toán.

II. Các điều kiện Văn phòng thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Về loại hình doanh nghiệp

  • Nếu Do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu Do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Về tên gọi

  • Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau.
  • Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc.
  • Tên gọi không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Người đại diện theo pháp luật và thành viên

  • Người đại diện theo pháp luật là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại.
  • Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
  • Có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

dieu-kien-thanh-lap-van-phong-thua-phat-lai-4

Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Điều kiện về Trụ sở, con dấu, tài khoản

  • Có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
  • Con dấu không có hình quốc huy.
  • Được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
  • Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Điều kiện về chế độ tài chính

Chế độ tài chính của được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở. Không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

III. Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại:

Loại hình

  • Doanh nghiệp tư nhân nếu do 1 thừa phát lại thành lập;
  • Công ty hợp danh nếu do 2 thừa phát lại trở lên thành lập.

Tiêu chí thành lập

  • Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng ;
  • Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng.
  • Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
  • Căn cứ vào các tiêu chí thành lập Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
  • Căn cứ vào Đề án phát triển đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.
  • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập 

Hồ sơ thành lập

  • Đơn đề nghị thành lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
  • Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Trên đây là một số các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập và hoạt động của văn phòng Thừa phát lại. Trường hợp các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về nội dung này hãy liên hệ tới Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể hơn. Luật Đại Nam cam kết tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian thực hiện cũng như có sự hỗ trợ xuyên suốt thời gian hoạt động sau này. 

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục .

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488