Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?

by Hồ Hoa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mà còn cần tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay là việc thành lập công đoàn. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn hay không? Bài viết này Luật Đại Nam sẽ tư vấn cho doanh nghiệp về vấn đề này, dựa trên phân tích các quy định pháp luật liên quan, đánh giá lợi ích và hạn chế của việc thành lập công đoàn, và đưa ra khuyến nghị phù hợp.

Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?

Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?

Cơ sở pháp lý

Luật công đoàn 2012

1. Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?

Theo Điều 6 Luật Công đoàn 2012, nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn được quy định như sau:

– Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

– Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Căn cứ quy định nêu trên, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập tổ chức công đoàn. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, và người lao động có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không.

2. Quyền và trách nhiệm của công đoàn bảo vệ người lao động

Quyền và trách nhiệm của công đoàn được quy định bao gồm:

– Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

– Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội.

– Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật.

– Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị.

– Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.

– Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở.

– Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.

3. Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về công đoàn

– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:

+ Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;

+ Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;

+ Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

– Xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn:

+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền công đoàn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

+ Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.

4. Các nguồn thu tài chính công đoàn

– Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

– Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

– Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

– Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488