Câu hỏi: Doanh nghiệp không thành lập công đoàn cơ sở có bị phạt? Đây là câu hỏi của rất nhiều người trong thời gian qua. Tìm hiểu thêm thông tin thực hiện những điều cần làm của doanh nghiệp để tránh bị sự phạt vô ích. Hãy cùng Luật Đại Nam đi tìm câu hỏi trong bài viết dưới đây.
Căn cứ:- Luật công đoàn 2012
– Bộ luật lao động năm 2012
– Nghị định 95/2013/NĐ-CP
Quy định của các bộ luật về thành lập công đoàn cơ sở
– Theo khoản 1 Điều 189 Bộ luật lao động 2012 “Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.”
-Theo khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn 2012 quy định:“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”
+Đối tượng thành lập Công đoàn là người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+Những người thuộc các trường hợp sau thì không thể tham gia, thành lập công đoàn: người nước ngoài lao động tại Việt Nam; Người làm công tác ở ngoài khu vực nhà nước; Xã viên; Người đang chấp hành hình phạt tù.
-Theo khoản 1 Điều 6 Luật công đoàn 2012 cũng quy định: “Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”
+Công đoàn được tổ chức một cách tự nguyện; không bắt buộc cá nhân, tổ chức phải thành lập lên.
=>Sau những quy định trên thì chúng ta đã có câu trả lời: Doanh nghiệp không thành lập công đoàn thì không bị xử phạt. Thành lập Công Đoàn là theo ý chí, nguyện vọng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy việc xử phạt đối với doanh nghiệp trong trường hợp trên là không xảy ra. Tuy doanh nghiệp không phải thực hiện thành lập công đoàn nhưng phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho người lao động thành lập công đoàn khi có mong muốn thành lập nó.
- Doanh nghiệp có hành vi cản trở hoạt động thành lập Công Đoàn thì bị xử phạt như thế nào ?
-Theo điều 24 nghị định Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã quy định rất rõ về những mức xử phạt.
Điều 24. Vi phạm quy định về công đoàn
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
- b) Không cho người làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức;
- c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
- d) Không trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn;
đ) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức để hoạt động công tác công đoàn.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
- b) Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
- c) Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn;
- d) Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động.
Dịch vụ của Luật Đại Nam
-Bạn sẽ được tư vấn về các vấn đề của doanh nghiệp. Hãy liên với chúng tôi để biết thêm chi tiết. Và cung cấp những gói dịch vụ phù hợp với bạn. Đầy đủ và nhanh chóng!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Dịch vụ thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh khách sạn