Đối tượng nào cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ?

by Luật Đại Nam

Đối tượng nào cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị làm sao?Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm(Chi tiết hình phạt tiền tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP)

I . Đối tượng nào cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 115/2018/NĐ-CP dưới đây thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

  1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  2. a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  3. b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  4. c) Sơ chế nhỏ lẻ;
  5. d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  6. đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  7. e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  8. g) Nhà hàng trong khách sạn;
  9. h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  10. i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
  11. k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

– Các cơ sở nhỏ lẻ quy định ở trên tuy không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải tuyệt đối phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

II . Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị làm sao?

+ Nếu cơ sở sản xuất/kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh.

+ Thêm vào đó mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

+ Ngoài ra còn có nhiều hình phạt bổ sung như: Buộc cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm, sản phẩm liên quan.

+ Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm theo Điều 317 Bộ Luật hình sự sửa đổi mới nhất 2017

giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-4

III . Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;\

– Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

– Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

– Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

– Giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP;

giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-2

IV . Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm

Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

  1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
  2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
  3. a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
  4. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
  5. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
  6. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả:…………….

Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân………

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục . Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488