Giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là vấn đề đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm bởi bản chất phức tạp của quan hệ này. Việc thừa kế luôn làm phát sinh đồng thời quyền và nghĩa vụ của những người nhận thừa kế đối với người để lại di sản. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho bạn đọc cách giải quyết loại tranh chấp này.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Luật Tố tụng dân sự
Tranh chấp thực hiện nghĩa vụ người chết để lại
Thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại là gì?
Căn cứ tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ người chết để lại:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Theo đó, trách nhiệm này trước hết được xác định do tất cả những người được hưởng di sản thỏa thuận mà không phụ thuộc vào số di sản được hưởng.
Nếu các bên không đi đến thỏa thuận thì việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được xác định là việc thực hiện tương ứng và không vượt quá phần tài sản mà người thừa kế nhận được từ di sản do người chết để lại.
Thêm vào đó, tất cả các chủ thể được hưởng di sản thì đều phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại bất kể là cá nhân hay không phải là cá nhân. Ngoài ra, trường hợp một người có quyền thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật nhưng từ chối nhận thừa kế thì họ không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó cho người chết.
Nội dung tranh chấp về thực nghĩa vụ do người chết để lại?
Tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thường xảy ra giữa các chủ thể: giữa những người được hưởng di sản từ thừa kế với nhau để xác định ai là người thực hiện nghĩa vụ tài sản hay giữa người được hưởng di sản với chủ nợ của người chết khi còn sống về việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản này.
>> Xem thêm: Tranh chấp về thừa kế tài sản
Phương thức giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, thương lượng
Các bên có thể tiến hành tổ chức tự hòa giải, thương lượng để đi đến thỏa thuận với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ của bên các bên. Tranh chấp được giải quyết theo phương thức này có ưu điểm là sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, kết quả của việc hòa giải không có tính ràng buộc nghĩa vụ đối với các bên. Do đó, dù có hòa giải thành công hay không thì vẫn nên lập thành Biên bản hòa giải để lưu trữ và là căn cứ để giải quyết nếu có xảy ra tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền
Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết của Tòa án. Do đó, phán quyết của Tòa án có tính ràng buộc thi hành đối với các bên nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án Nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Thời hiệu khởi kiện
Căn cứ vào nội dung tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì thời hiệu khởi kiện được xác định như sau:
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp giữa những người được hưởng di sản từ thừa kế với nhau để xác định ai là người thực hiện nghĩa vụ tài sản: Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp giữa người được hưởng di sản với chủ nợ của người chết về việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 thì thời hạn giải quyết tranh chấp này là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về thừa kế di sản;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm