Giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai

by Vũ Khánh Huyền

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao tài sản là quyền sử dụng đất từ người đã chết sang người còn sống. Những vấn đề xoay quanh thừa kế là vô cùng phức tạp dẫn đến nhiều tranh chấp. Phạm vi bài viết dưới đây, Luật Đại Nam xin cung cấp thông tin liên quan đến quy định về tranh chấp về thừa kế đất đai đến bạn đọc.

Giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai

Giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai
  • Luật Dân sự

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

  • Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý:

  • Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
  • Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức không tiến hành đăng ký đất đai và hiển nhiên cũng sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng đất và phát sinh tranh chấp.
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.

Nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật

Nếu không có di chúc thì di sản của người chết để lại được chia theo pháp luật

Căn cứ chương XXIII Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

Thứ nhất, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thứ hai, những người thừa kế theo pháp luật được hưởng thừa kế bằng cách xác định theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Giải quyết đất là di sản để lại không còn hoặc nằm trong diện quy hoạch

Thứ nhất, đối với diện tích đất là di sản thừa kế nằm trong diện quy hoạch, người nhận thừa kế vẫn được tiếp tục thực hiện quyền thừa kế của mình theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2013.

Thứ hai, vào thời điểm mở thừa kế, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn thì:

  • Nếu thừa kế theo di chúc thì di chúc không có hiệu lực (Khoản 3 Điều 643 BLDS)
  • Nếu người chết không để lại di chúc thì không tiến hành phân chia di sản thừa kế.

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật hiện hành

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đai được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488