Giấy phép ATVSTP cho cửa hàng hoa quả nhập khẩu

by Vũ Khánh Huyền

Kinh doanh hoa quả là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh trái cây hoa quả; chủ cơ sở kinh doanh phải làm hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm cho cửa hàng trái cây hoa quả. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng; là căn cứ pháp lý thể hiện sự cấp phép hoạt động của Bộ y tế đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp Giấy phép ATVSTP cho cửa hàng hoa quả nhập khẩu.

Giấy phép ATVSTP cho cửa hàng hoa quả nhập khẩu

Giấy phép ATVSTP cho cửa hàng hoa quả nhập khẩu

Khái niệm giấy an toàn thực phẩm cho cửa hàng trái cây hoa quả

Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học; hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật; thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khoẻ con người.

Giấy chứng nhận về sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thức phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (điều kiến cho cả công ty và hộ kinh doanh).

– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.

– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biển, đóng gói; bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;

– Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại

– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc; xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cửa hàng trái cây hoa quả

Hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm cho cửa hàng trái cây hoa quả

Chủ cơ sở kinh doanh trái cây, hoa quá chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này 155/2018/NĐ
    CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an E toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế cấp tỉnh nơi cơ sở kinh doanh trái cây, hoa quả hoạt động.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn về sinh thực phẩm hoặc cục An toàn về sinh thực phẩm

Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết qua thẩm định cơ sở thị vào Biển bản thẩm định cơ sở

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bàn và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền định chỉ hoạt động của cơ sở.

Lưu ý: Nếu hộ gia đình bạn thuộc quy định tại Điều 12 của Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì sẽ không phải xin giấy chứng nhân cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Quy định pháp luật về xử phạt an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh rau của quả mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất kinh doanh thức phẩm mà không có Giấy chứng nhân cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở dù điều kiện an toàn thực phẩm,

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở dù điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành Sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả

  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giấy phép ATVSTP cho cửa hàng hoa quả nhập khẩu “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488