Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên misa

by Oanh Trần

Quyết toán thuế luôn là thời điểm vất vả nhất với người làm công tác tài chính – kế toán của bất kỳ doanh nghiệp nào. Không chỉ bởi khối lượng công việc lớn mà còn áp lực về thời gian và đòi hỏi chính xác cao. Nếu kế toán chậm trễ hay nhầm lẫn sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bị xử phạt theo quy định pháp luật. Trong nội dung bài viết dưới đây của Luật Đại nam sẽ hướng dẫn cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên misa.

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên misa

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên misa

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP
  • Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp

1. Đối tượng chịu thuế TNDN

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

2. Hạch toán thuế Thu nhập doanh nghiệp

2.1.Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý: 

  1. a) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN, ghi: 

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. 

– Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: 

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Có TK 111, 112,… 

  1. b) Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp: 

– Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, ghi: 

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. 

– Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN, ghi: 

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 

2.2.Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. 

– Trường hợp sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến phải nộp bổ sung thuế TNDN của các năm trước thì doanh nghiệp điều chỉnh tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại, ghi: 

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. 

– Trường hợp sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến được ghi giảm số thuế TNDN phải nộp thì doanh nghiệp điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDN của năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

2.3.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN, ghi: 

– Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: 

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 

Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 

– Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: 

Nợ TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. 

3.Hạch toán trên phần mềm misa

Bước 1: Hạch toán tạm tính thuế TNDN hàng quý
  • Vào phân hệ Tổng hợp\tab Chứng từ nghiệp vụ khác, chọn chức năng Thêm\Chứng từ nghiệp vụ khác.
  • Khai báo các thông tin cần thiết, nhấn Cất

Bước 2: Cuối năm lập tờ khai quyết toán thuế TNDN

Vào phân hệ Thuế, tab Thuế, nhấn Thêm và chọn mẫu:

  • TT80-Quyết toán thuế TNDN năm (03/TNDN) (Mẫu quyết toán theo thông tư 80/2021/TT-BTC – Áp dụng từ kỳ quyết toán thuế năm 2021 trở đi)
  • Hoặc TT151-Quyết toán thuế TNDN năm (03/TNDN) (Mẫu tờ khai theo thông tư 151/2014/TT-BTC)

Ví dụ chọn lập tờ khai theo TT80. Trên form Chọn kỳ tính thuế:

  • Thiết lập kỳ tính thuế, trường hợp quyết toán.
  • Tích chọn phụ lục kê khai kèm theo ở tab Chọn phụ lục kê khai. (Chương trình tự động hiển thị danh sách các mẫu phụ lục đi kèm tương ứng với từng thông tư).

Lưu ý: 

Với DN thuộc đối tượng được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15. Khi lập tờ khai thuế, người dùng tích chọn thêm PL 92/2021/NĐ-CP – thuế TNDN được giảm theo nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15.

  • Nhấn Đồng ý. Xuất hiện giao diện tờ khai quyết toán thuế TNDN.
  • Khai báo các thông tin cần thiết, nhấn Cất.

Bước 3: Hạch toán chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm tính và số được quyết toán
  • Vào phân hệ Tổng hợp\tab Chứng từ nghiệp vụ khác, chọn chức năng Thêm\Chứng từ nghiệp vụ khác.
  • Khai báo các thông tin cần thiết, nhấn Cất.

>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề:Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên misa. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNDN nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488