Hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn là một công việc quan trọng và nhạy cảm trong mọi doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống hạch toán lương hiệu quả, minh bạch giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động và góp phần giữ chân nhân tài, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Dưới đây Luật Đại Nam xin nêu chi tiết về Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương để quý bạn đọc tham khảo !
Nội Dung Chính
Tài khoản kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hạch toán lương – Tài khoản 334 phải trả người lao động
Tài khoản 334 được sử dụng để phản ánh các khoản phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản này của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 334 cũng tương tự như các tài khoản kế toán khác, bao gồm bên nợ và bên có, trong đó nội dung phản ánh của hai bên như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản phải trả đã trả cho người lao động: tiền lương, tiền công, thưởng và các khoản khác.
- Các khoản mà doanh nghiệp đã khấu trừ vào tiền lương, công của người lao động.
- Kết chuyển tiền công mà người lao động chưa nhận được.
Bên Có:
- Tiền lương, tiền công và các khoản thanh toán khác phải trả cho người lao động.
Số dư bên Có: các khoản còn phải trả người lao động của doanh nghiệp.
Hạch toán các khoản trích theo lương – Tài khoản 338 phải trả phải nộp khác
Tài khoản 338 được sử dụng để phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội, trong đó có các khoản trích theo lương gồm: kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế và về các khoản trích theo lương, khấu trừ vào lương…
Kết cấu của tài khoản 338 cũng tương tự như các tài khoản kế toán khác, bao gồm bên nợ và bên có, trong đó nội dung phản ánh của hai bên như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. phải nộp cho cơ quan quản lý/phải trả cho người lao động
- Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. phải trả cho người lao động
Bên Có:
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT.. tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu trừ vào lương của người lao động
- Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. được nhà nước cấp bù
- Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ xử lý
- Các khoản phải trả khác
Số dư bên nợ: Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán.
Số dư bên có: Số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Đây là hai tài khoản kế toán chính được sử dụng để thực hiện hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Khi xây dựng 05 bảng lương mới từ 1/7/2024, có còn lương cơ sở không?
Nguyên tắc hạch toán tiền toán lương và các khoản trích theo lương & Căn cứ tính lương nhân viên
Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Lương của bộ phận nào thì được hạch toán tương ứng vào chi phí của bộ phận đó. Ví dụ:
- Lương của nhân viên mua hàng hạch toán vào TK 641 – chi phí bán hàng
- Lương của ban giám đốc hạch toán vào TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lương của nhân công bộ phận sản xuất hạch toán vào TK 622
- Lương của quản lý phân xưởng sản xuất hạch toán vào TK 627 – chi phí sản xuất chung
- Các khoản trích theo lương gồm 2 phần: phần 1 do doanh nghiệp chịu, tính vào chi phí của bộ phận tương ứng; phần 2 do người lao động chịu, DN nộp thay và trừ vào lương phải trả cho người lao động.
- Kế toán cần luôn cập nhật tỉ lệ các khoản trích theo lương mới nhất để áp dụng đúng cho doanh nghiệp
Căn cứ tính lương nhân viên
Cuối tháng, kế toán phải tính lương cho nhân viên dựa trên ba yếu tố chính:
- Bảng chấm công: Cung cấp thông tin về số ngày công làm việc của từng nhân viên trong tháng.
- Hợp đồng lao động: Quy định mức lương cơ bản, chức danh và các khoản phụ cấp theo thỏa thuận.
- Quy chế về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp: Xác định các tiêu chí, mức thưởng, phụ cấp và cách tính cụ thể áp dụng cho nhân viên.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Nhận bảo hiểm xã hội một lần hay để hưởng lương hưu sẽ lợi hơn