Nhà ở riêng lẻ là loại nhà ở rất phổ biến và đa số người dân đang sở hữu loại nhà ở này. Tuy nhiên, thuật ngữ nhà ở riêng lẻ không được sử dụng phổ biến. Vậy, nhà ở riêng lẻ là gì, hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật nhà ở
Quy định chung về nhà ở
Căn cứ khoản 1 Điêều 3 Luật nhà ở 2023 khái niệm nhà ở được phát biểu như sau:
“1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân. Nhà ở được sử dụng vào mục đích để ở và mục đích không phải để ở mà pháp luật không cấm là nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc phân loại theo mục đích sử dụng thì nhà ở bao gồm nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở dịch vụ, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội. Đặc biệt:
Thứ nhất, nhà ở riêng lẻ (bao gồm biệt thự, nhà liền kề, nhà ở riêng lẻ) là nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên diện tích đất đăng ký nhận chuyển nhượng với mục đích sử dụng là đất ở (đất ở).
Thứ hai, nhà chung cư là nhà vừa ở riêng vừa ở chung, có nhiều tầng, nhiều căn hộ, lối đi, cầu thang bộ và hệ thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình. Các căn hộ được chia thành hai loại tùy theo mục đích sử dụng: để ở và hỗn hợp vừa ở vừa chuyên nghiệp. Thứ ba, nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng nhằm các mục đích: cho thuê, cho thuê mua, bán theo cơ chế thị trường.
Thứ tư, loại hình nhà ở công vụ là nhà ở chỉ dành cho các đối tượng liệt kê là người làm công tác hoặc giữ chức vụ được nhà nước giao ưu tiên thuê để ở.
Thứ năm, Loại nhà ở tái định cư là loại nhà ở được Nhà nước hỗ trợ để cá nhân, hộ gia đình tái định cư khi bị thu hồi giải phóng mặt bằng.
Thứ sáu, nhà ở xã hội là nhà ở được Nhà nước dành cho các trường hợp thuộc chính sách hỗ trợ (ví dụ: người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo…).
Ngoài ra, nếu phân loại theo quản lý chất lượng xây dựng, nhà ở được chia thành căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ. Nhà ở riêng lẻ bao gồm các loại nhà như nhà biệt thự, nhà cấp I, nhà cấp II, nhà cấp III, nhà cấp IV, nhà tạm, nhà biệt thự được xếp hạng từ cấp 1 đến cấp 4. “Nhà ở” phải căn cứ vào các đặc điểm chủ yếu sau:
Nhà ở là tài sản gắn liền với đất, có tính chất vị trí đặc thù, không thể tách rời, không thể dịch chuyển, không thể mua bán, trao đổi trực tiếp.
Nhà ở lâu dài, bền bỉ.
Nhà ở là tài sản đặc biệt có giá trị cao, giá trị của nó sẽ phụ thuộc vào giá đất và mức độ xây dựng (độ bền và cơ sở hạ tầng của ngôi nhà).
Việc thực hiện các giao dịch về nhà ở phải tuân theo các quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, nhà ở là đối tượng của các giao dịch: mua bán, đổi, tặng cho, cho thuê, cho thuê mua, thừa kế, cho mượn, ủy quyền quản lý. Như vậy, để có thể thực hiện các giao dịch này một cách hợp pháp thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và phải đáp ứng điều kiện nhà ở không đang có tranh chấp với cá nhân, tổ chức, cơ quan nào. thuộc hoặc không thuộc đối tượng bị cơ quan thi hành án tạm giữ để thi hành bản án, thi hành quyết định hành chính. Ngoài các điều kiện chung, tùy theo loại giao dịch còn có các điều kiện cụ thể khác.
>> Xem thêm: Những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Theo giải thích từ ngữ trong Luật nhà ở năm 2023 nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và mục đích phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân còn dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn để xâu dựng mới nhà ở và các công trình, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.
Theo quy định của pháp luật thì về việc phát triển nhà ở và các dự án xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu về nhà ở luôn được quan tâm và ngày càng phát triển của người dân và ngoài ra còn giúp phát triển hạ tầng của quốc gia nâng cao giá trị sử dụng của đất đai. Để nhà ở phát triển một cách bền vững và đảm bảo chất lượng nhà làm luật đã quy định về hình thức để phất triển nhà ở và các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Theo quy định của luật hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm:
– Phát triển nhà ở theo dự án;
– Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật nhà ở bao gồm:
– Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở;
– Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn;
– Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở;
– Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
>> Xem thêm: Chủ sở hữu nhà ở được quy định như thế nào ?
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh
- Quy chuẩn nhà ở riêng lẻ