Hộ chiếu công vụ là gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân có mức độ phổ biến cao và cần thiết để công dân Việt Nam có thể dễ dàng di chuyển ở nước ngoài. Tuy nhiên, cần lưu ý không chỉ có một loại hộ chiếu phổ thông như chúng ta thường thấy. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định thêm về hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao. Vậy, Hộ chiếu công vụ là gì? Điều kiện được cấp hộ chiếu công vụ quy định như thế nào?

Hộ chiếu công vụ là gì ?

Hộ chiếu công vụ là gì ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam

Hộ chiếu công vụ là gì ?

Hộ chiếu công vụ hay còn được gọi là “Official Passport”, là hộ chiếu được cấp cho các quan chức Chính phủ đi nước ngoài vì công vụ của Nhà nước. Đồng thời, Chính phủ quy định không được sử dụng hộ chiếu này để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.

Khi sử dụng hộ chiếu này sẽ được ưu tiên qua các cổng đặc biệt và miễn visa nhập cảnh. Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích đặc trưng và đậm hơn hộ chiếu phổ thông.

Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Loại hộ chiếu này còn giá trị dưới một năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá ba năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về thị thực

Điều kiện được cấp hộ chiếu công vụ

– Thứ nhất, là Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

– Thứ hai, là Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

+ Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;

+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;

+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh;

+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

– Thứ ba, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

– Thứ tư, Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.

– Thứ năm, Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

 Được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ cư hoặc là cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác

+ Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương.

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước.

+ Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.

+ Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

+ Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan.

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hộ chiếu công vụ là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế GTVT vé máy bay

Hướng dẫn tra cứu hộ chiếu

Thẻ APEC là gì? Lưu ý khi dùng thẻ APEC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488