Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có cần phải đăng ký kinh doanh không?

by Hồ Hoa

Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có cần phải đăng ký kinh doanh không ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Hộ kinh doanh là gì ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 thuộc NĐ 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập, và hịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh là một tổ chức do cá nhân hoặc nhóm người gồm các cá nhân là công dân VN đủ tuổi theo quy định và có khả năng chịu trách nhiệm hành vi dân sự của mình hoặc hộ gia đình. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người, đồng thời chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Khi hộ kinh doanh sử dụng 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Đối với trường hợp sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối, bán hàng rong, quà vặt, kinh doanh lưu động, thời vụ hay làm dịch vụ có thu nhập thấp hơn thì không phải đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Theo đó, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Và hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là cơ quan có thẩm quyền quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Xem thêm: Quy định về các loại sổ kế toán cho hộ kinh doanh theo thông tư 88

Doanh thu bao nhiêu thì không phải tính thuế ?

Căn cứ theo quy định về nguyên tắc tính thuế tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc tính thuế

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Như vậy, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế TNCN.

Xem thêm: Hộ kinh doanh có thể đăng ký tại 2 địa điểm khác nhau không?

Dịch vụ tư vấn pháp luật về hộ kinh doanh của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thành lập hộ kinh doanh;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động hộ kinh doanh;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình trước và sau khi thành lập ;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có cần phải đăng ký kinh doanh không? . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488