Hồ sơ thành lập công ty con

by Hồ Hoa

Nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh ngày càng tăng cao khiến cho việc thành lập công ty con trở thành lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty con có thể khá phức tạp và tốn nhiều thời gian nếu doanh nghiệp không nắm rõ quy trình. Bài viết này Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty con, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những sai sót không đáng có.

Hồ sơ thành lập công ty con

Hồ sơ thành lập công ty con

Công ty mẹ con là gì?

Khái niệm “Công ty mẹ – Công ty con” chính là ám chỉ một tập hợp các công ty liên quan đến nhau về quyền sở hữu, nhưng lại hoạt động độc lập pháp lý và chịu sự kiểm soát từ một công ty ở vị trí trung tâm là công ty mẹ, có quyền quản lý và chi phối đối với các công ty con khác trong tập hợp.

Công ty mẹ thường giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu cổ phần của các công ty con và thực hiện chức năng giám sát, kiểm soát quản lý đối với chúng.

Công ty con thì ngược lại, công ty con chính là công ty mà một công ty khác nắm giữ đa số cổ phần và quyền kiểm soát, thường là hơn 50% cổ phiếu biểu quyết của công ty con được nắm giữ bởi công ty mẹ.

Quyền hạn và trách nhiệm của công ty con

Trong hệ thống quản lý và hoạt động kinh doanh của một tập đoàn, công ty con đóng vai trò quan trọng, với quyền hạn và trách nhiệm riêng biệt.

Quyền và trách nhiệm của công ty con gồm có 2 điều chính như sau:

  • Công ty con 100% do công ty mẹ sở hữu phải tuân thủ mọi hướng dẫn chiến lược và quản lý tài chính từ công ty mẹ, thực hiện đầy đủ điều lệ và các hợp đồng kinh tế của nhóm công ty, cùng phối hợp tổ chức kinh doanh với công ty mẹ và các công ty khác.
  • Công ty con được công ty mẹ giữ cổ phần và vốn góp hoạt động độc lập hơn, nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ kinh doanh theo các thỏa thuận với công ty mẹ.

Ngoài ra, các công ty con của cùng một công ty mẹ với ít nhất 65% vốn nhà nước không được thực hiện việc cùng nhau góp vốn để thành lập doanh nghiệp theo quy định của phát luật.

Hồ sơ thành lập công ty con

Cá nhân tổ chức muốn thành lập công ty con cần chuẩn bị đầy đủ thông tin liên quan đến công ty, bao gồm: Tên, trụ sở, ngành nghề, thành viên, cổ đông, và vốn điều lệ.

Sau khi có đầy đủ thông tin trên, sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư  bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án.
  • Đề xuất dự án đầu tư.
  • Văn bản chứng minh năng lực tài chính kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng theo vốn điều lệ kê khai hoặc báo cáo tài chính đối với công ty nước ngoài (phải có lãi tương ứng với vốn góp tại công ty Việt Nam).
  • Giải trình đáp ứng điều kiện.
  • Quyết định thành lập.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà.
  • Bản sao đăng ký kinh doanh của công ty nước ngoài.
  • Điều lệ công ty nước ngoài.
  • Hộ chiếu của người đại diện của nhà đầu tư.
  • Giới thiệu nộp hồ sơ.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty mẹ nước ngoài khi muốn thành lập công ty con tại Việt Nam, phải nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, nơi công ty con có trụ sở chính. Hồ sơ này gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty con.
  • Quyết định thành lập công ty con của công ty mẹ.
  • Biên bản thành lập công ty con của công ty mẹ.
  • Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ.
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định từ cơ quan có thẩm quyền đối với ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có vốn pháp định.
  • Danh sách thành viên và bản sao giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của từng thành viên.
  • Chứng chỉ hành nghề của các thành viên và cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
  • Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy đăng ký kinh doanh cho công ty con trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nộp hồ sơ thành lập công ty và nhận kết quả

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng 2 phương thức sau:

  • Cách 1 đăng ký trực tiếp hoặc qua bưu chính: Tại Phòng Đăng ký kinh doanh, sau đó nhận giấy biên nhận.
  • Cách 2 đăng ký trực tuyến: Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nhận giấy biên nhận qua mạng.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Cá nhân tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận. Trong trường hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo để người nộp hồ sơ tiếng hành chỉnh sửa và bổ sung.

Xem thêm: Nghĩa vụ chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tư vấn doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hồ sơ thành lập công ty con”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488