Hợp đồng góp vốn là gì?

by Vũ Khánh Huyền

Hợp đồng góp vốn được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng trong việc góp vốn kinh doanh…Vậy Hợp đồng góp vốn là gì? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

Hợp đồng góp vốn là gì?

Hợp đồng góp vốn là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp
  • Luật Dân sự

Hợp đồng góp vốn là gì?

Hiện nay, các quy định hiện hành không có quy định cụ thể về hợp đồng góp vốn. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự có đưa ra khái niệm chung về hợp đồng như sau: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Bên cạnh đó, theo nội dung Luật Doanh nghiệp 2020: Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Như vậy, từ 2 quy định nêu trên, có thể hiểu hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên (có thể là cá nhân và cá nhân hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp…) nhằm mục đích cùng góp tiền, tài sản… để hợp tác làm chung một công việc nhất định: thành lập doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh, mua đất, …

Hợp đồng góp vốn cần có đầy đủ thông tin của các bên tham gia góp vốn, vốn góp và việc phân chia lợi nhuận. Các nội dung này càng được nêu rõ ràng thì càng tránh được tranh chấp xảy ra sau này.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở

Các loại hợp đồng góp vốn

Hiện nay, hợp đồng góp vốn có thể chia thành 2 loại:

– Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp;

Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận giữa các bên tham gia cùng góp tiền, đất, công nghệ, sở hữu trí tuệ,…để thành lập một pháp nhân mới.

– Hợp đồng góp vốn không thành lập doanh nghiệp.

Hợp đồng góp vốn nhưng không nhằm mục đích để thành lập doanh nghiệp là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các bên tham gia trong hợp đồng góp vốn thống nhất cùng tiến hành một hoạt động kinh doanh chung, nhưng không thành lập pháp nhân chung.

Các nội dung cần có trong hợp đồng góp vốn

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn, cần đảm bảo hợp đồng phải có các điều khoản sau:

– Thông tin về chủ thể ký kết hợp đồng;

– Đối tượng của Hợp đồng;

– Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán;

– Quyền và nghĩa vụ của các Bên;

– Phân chia lợi nhuận;

– Hiệu lực của hợp đồng;

– Giải quyết tranh chấp.

– Một số điều khoản khác do các bên thỏa thuận.

Hợp đồng góp vốn có phải công chứng không?

Hợp đồng góp vốn có thể công chứng, chứng thực hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của các bên (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Ví dụ: Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì cần phải được công chứng, chứng thực mới có hiệu lực.

Để phòng ngừa những thiếu xót trong hợp đồng góp vốn có thể dẫn đến bất lợi khi tranh chấp sau này, các bên nên tham khảo ý kiến về hợp đồng góp vốn tại các văn phòng công chứng, văn phòng luật sư hoặc công ty luật, đặc biệt là khi tài sản góp vốn có giá rất lớn trước khi thực hiện hợp đồng góp vốn.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp vốn

Để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng góp vốn cần được thể hiện dưới hình thức văn bản (có thể là văn bản giấy (hợp đồng giấy) hoặc văn bản điện tử (Hợp đồng điện tử)). Tuy nhiên, đối với hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cần phải công chứng, chứng thực. Vì thế hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực (quy định tại Điều 5 Luật công chứng 2014). Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết tại Hợp đồng (Khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015). Các bên phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, theo quy định tại BLDS 2015, để hợp đồng có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự, phù hợp với giao dịch đang được thỏa thuận, xác lập.

– Các bên trong hợp đồng góp vốn hoàn toàn tự nguyện khi tham gia giao kết hợp đồng

– Mục đích và nội dung của hợp đồng góp vốn không được vi phạm các điều cấm của Luật quy định, không trái với đạo đức xã hội.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng góp vốn là gì?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488