Tuổi nghề cơ yếu là gì? Cách tính tuổi nghề cơ yếu như thế nào? Mời quý bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Tuổi nghề cơ yếu là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BQP thì tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
– Thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi nghề cơ yếu.
– Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.
>> Xem thêm: Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã từ 01/7/2024
Hướng dẫn cách tinh cách tính tuổi nghề cơ yếu
Cách tinh cách tính tuổi nghề cơ yếu được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BQP như sau:
-Đối với người được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu:
+ Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực;
+ Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định nhập học;
+ Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu khi chuyển sang làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực.
– Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thôi việc, chuyển ngành sau đó tiếp tục làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực và được cộng dồn thời gian làm công tác cơ yếu trước đó.
Ví dụ : Đồng chí Trần Thị B, hệ số lương 6,60 bậc 6/9 thuộc Bảng lương cấp hàm cơ yếu, từ tháng 02/1985 đến tháng 02/2000 là Nhân viên Cơ yếu, tháng 3/2000 chuyển ngành, từ tháng 3/2010 đến tháng 12/2015 là Trưởng phòng Cơ yếu, tháng 01/2016 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí B được tính như sau:
– Từ tháng 02/1985 đến tháng 02/2000 = 15 năm 01 tháng;
– Từ tháng 3/2010 đến tháng 12/2015 = 5 năm 10 tháng.
Cộng = 20 năm 11 tháng.
Các trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu
Các trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BQP bao gồm:
– Người làm công tác cơ yếu đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc.
– Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chấp hành hình phạt tù giam không được tính tuổi nghề cơ yếu.
– Người làm công tác cơ yếu vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người làm công tác cơ yếu tự ý bỏ việc không trở lại cơ quan, đơn vị thì thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu trước khi tự ý bỏ việc không được tính tuổi nghề cơ yếu.
– Học viên cơ yếu đã tốt nghiệp, sau 12 tháng chưa được phân công công tác thì từ tháng thứ 13 trở đi không được tính tuổi nghề cơ yếu.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn cách tính tuổi nghề cơ yếu. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thương binh có được tăng lương không?
- Các khoản hỗ trợ, bồi dưỡng đối với trật tự thôn từ 01/7/2024
- Sẽ có nhiều thủ tục hành chính được cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID