Trong nhiều trường hợp do thay đổi công việc nhiều lần khiến có không ít người lao động sở hữu từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên, thậm chí là 2 sổ ở 2 tỉnh khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng chế độ BHXH của người lao động. Theo quy định, người lao động sẽ phải gộp sổ BHXH. Vậy thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là quá trình thực hiện gộp nhiều sổ bảo hiểm xã hội thành một sổ duy nhất. Điều này đảm bảo thực hiện theo đúng quy định gộp sổ BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội.
Theo đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.
Về nguyên tắc và theo quy định của pháp luật thì mỗi người lao động chỉ được sở hữu duy nhất 01 sổ bảo hiểm xã hội.
Đối tượng gộp sổ BHXH là những người lao động có nhiều hơn 2 sổ BHXH. Người lao động bắt buộc phải gộp những sổ này với nhau theo đúng quy định nếu không họ sẽ gặp khó khăn trong việc hưởng các chế độ BHXH.
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội năm 2023
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là một thủ tục quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, người lao động có từ hai sổ BHXH trở lên phải gộp lại thành một sổ duy nhất để cơ quan BHXH có thể ghi nhận chính xác quá trình đóng, hưởng BHXH.
Trước khi làm thủ tục gộp sổ BHXH, người lao động cần kiểm tra kỹ lại các thông tin cá nhân và nội dung ghi nhận trên các sổ bảo hiểm xã hội. 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:
– Trường hợp các thông tin cá nhân trùng khớp, người lao động thực hiện kiểm tra tiếp quá trình tham gia ở 2 sổ có bị trùng hay không?
– Trường hợp thông tin cá nhân trên 2 sổ ghi nhận khác nhau hoặc quá trình tham gia BHXH bị trùng thời gian đóng, người lao động sẽ phải làm hồ sơ điều chỉnh thông tin hoặc nội dung ghi nhận để được cập nhật lại.
>> Xem thêm: Khi xây dựng 05 bảng lương mới từ 1/7/2024, có còn lương cơ sở không?
Hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH
Căn cứ theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH bao gồm:
– Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người lao động);
– Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).
– Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);
– Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
Làm thủ tục gộp sổ BHXH ở đâu?
Về địa điểm làm thủ tục và nộp hồ sơ gộp sổ BHXH, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động tại đơn vị nơi mình đang làm việc hoặc nộp trực tiếp tại Cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi người lao động tham gia bảo hiểm.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu?
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp cơ quan BHXH cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị (nơi người lao động có thời gian làm việc) thì phải có văn bản thông báo cho người lao động được biết và thời gian giải quyết hồ sơ không quá 45 ngày.
Lưu ý: Căn cứ theo Điểm e, Điều 43 Quyết định 595, nếu người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên mà có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?
Người lao động do thay đổi công việc hoặc làm việc tại 2 công ty ở 2 tỉnh thành khác nhau có thể xảy ra trường hợp sở hữu 2 sổ BHXH ở 2 tỉnh ở cả 2 tỉnh đó. Trong trường hợp này người lao động cần phải thực hiện gộp sổ BHXH theo đúng quy định. Cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại khoản b điều 27 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, thủ tục gộp sổ BHXH ở 2 tỉnh khác nhau sẽ cần những giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);
Nộp hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh ở đâu?
Căn cứ quy định tại tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31, Văn bản số 2089/VBHN-BHXH thì người tham gia BHXH tham gia BHXH ở khác tỉnh mà đang làm việc tại công ty thì nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH quản lý.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hướng dẫn gộp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Nhận bảo hiểm xã hội một lần hay để hưởng lương hưu sẽ lợi hơn
Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?
Vay tiền bằng bảo hiểm nhân thọ