Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

by Vũ Khánh Huyền

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là một trong những khoản tiền thuế doanh nghiệp tạm đóng hàng tháng hay hàng quý, được căn cứ theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp đôi lúc dẫn đến việc số thuế phải nộp trong kỳ bị tăng cao hơn hay thấp hơn nghĩa vụ thuế phải nộp. Và để có thể dễ dàng theo dõi được cũng như hạch toán nộp thuế thuế doanh nghiệp tạm tính. Luật Đại Nam xin chia sẻ bài viết này đến các bạn, để giúp các bạn có thể hiểu được cách hạch toán, những lưu ý khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.

Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp chính là một trong những khoản thuế thu trực tiếp vào mỗi năm của doanh nghiệp, được tính dựa trên thu nhập kỳ tính thuế của doanh nghiệp.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể phát sinh phải nộp hoặc không.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là một trong những khoản tiền thuế doanh nghiệp sẽ tạm đóng theo hàng tháng, hàng quý dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi tham gia vào kỳ nộp quyết toán thuế.

Một số điều lưu ý về việc nộp thuế TNDN tạm tính

– Căn cứ theo Điều 55, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thời hạn nộp thuế đối với thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, và thời hạn nộp thuế chậm nhất sẽ là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

– Cũng theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định:

+ Hàng tháng doanh nghiệp phải căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh quý để có thể xác định được số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý đó.

+ Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp vào quý 3 đầu năm sẽ không được thấp hơn 75 % tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm đó.

+ Với trường hợp doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế so với tổng số thuế phải tạm nộp trong 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính ngay trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 3 đến ngày nộp số thuế còn thiếu đó vào ngân sách nhà nước.

– Theo Điểm b, khoản 6 điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ–CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định như sau:

+ Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp 03 quý đầu năm trong kỳ tính thuế sẽ không được thấp hơn 75% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

+ Trường hợp doanh nghiệp nộp thiếu so với số thuế đã tạm nộp vào 03 quý đầu năm thì bắt buộc phải nộp số tiền chậm nộp được tính ngay trên số thuế nộp thiếu căn cứ vào ngày tiếp theo sau ngày cuối cùng của hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào Ngân sách của nhà nước.

Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

 Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

Hàng quý, doanh nghiệp sẽ phải xác định số tiền nộp thuế TNDN tạm tính theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các kế toán viên cũng cần phải phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính vào sổ và cách hạch toán như sau:

– Tài khoản sử dụng để hạch toán cho thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là:

 TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

 TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

* Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

         Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Khi đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, các kế toán viên cần phản ảnh vào sổ kế toán:

* Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

         Có TK 111, 112… – Tiền mặt, tiền tài khoản ngân hàng…

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau quyết toán thuế

Vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp cần phải dựa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hay số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:

Trường hợp 1: Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp theo thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nộp thiếu), các kế toán viên cần phải hạch toán như sau:

* Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

        Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Khi đã nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, các kế toán viên sẽ phải phản ánh như sau:

* Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

         Có TK 111, 112… – Tiền mặt, tiền tài khoản ngân hàng…

Trường hợp 2: Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong kỳ tính thuế năm tài chính nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính phải nộp thì kế toán cần phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:

* Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

          Có TK 111, 112… – Tiền mặt, tiền tài khoản ngân hàng…

– Đối với trường hợp các kế toán viên phát hiện sai sót của những năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ở những năm tài chính trước, các kế toán viên cần phải hạch toán tăng hay giảm tùy thuộc vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của những năm trước đó vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện ra sai sót:

+ Trường hợp sai sót thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của những năm tài chính trước phải nộp bổ sung, kế toán viên cần phải ghi:

* Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

          Có TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Trường hợp sai sót thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm khi phát hiện ra sai sót của năm tài chính trước, kế toán cần phải ghi:

* Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

          Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

– Trường hợp 1: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có số dư nợ lớn hơn số dư Có thì khoảng chênh lệch này, kế toán doanh nghiệp cần phải ghi như sau:

* Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

          Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

– Trường hợp 2: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có số dư Nợ nhỏ hơn số dư Có thì chênh lệch sẽ được các kế toán viên ghi lại như sau:

* Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

          Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Lưu ý: Hạch toán với khoản tiền chậm nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp

– Xác định số tiền phạt nộp chậm:

* Nợ TK 811 – Chi phí khác

          Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản nộp khác

(Khoản chi phí phạt vi phạm hành chính của doanh nghiệp sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp)

– Khi đã nộp tiền phạt, sẽ ghi:

* Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản nộp khác

          Có TK 111, 112… – Tiền mặt, tiền tài khoản ngân hàng…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế suất thuế gtgt ngành xây dựng năm 2023.

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế gtgt theo tt80

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488