Khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân

by Lê Nga

Hiện nay, việc khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi trả cho người lao động được hướng dẫn thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây

Khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân

Khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi trả cho người lao động

– Căn cứ khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:

“2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động…”

– Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013:

+ Tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới. Tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.  Tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy. Tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác…”

+ Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế…”

+ Tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế:

“1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

…i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân….

Căn cứ các quy định trên, nếu trường hợp người sử dụng lao động trả tiền công, tiền thù lao cho cá nhân không có đăng ký kinh doanh, không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ 10% thuế TNCN trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Ví dụ:

– Ngoài hợp đồng lao động không thời hạn với doanh nghiệp A, C còn ký hợp đồng lao động có thời hạn 2 tháng với doanh nghiệp B với thu nhập 3 triệu đồng/ tháng.

Doanh nghiệp B sẽ khấu trừ thuế TNCN của C = 3.000.000 * 10% = 300.000 đồng/tháng.

Trong một số hướng dẫn của cục thuế hướng dẫn các doanh nghiệp trong địa phương. T.rường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động, thanh toán lương theo tuần với mức chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì vào mỗi lần chi trả (thấp hơn 2.000.000 đồng/lần) .Doanh nghiệp tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động, nhưng đến cuối tháng doanh nghiệp tổng hợp thu nhập đã chi trả cho từng cá nhân trong tháng. Tính và kê khai nộp thuế TNCN (theo mức 10%) đối với những cá nhân có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A ký hợp đồng lao động với C thời hạn 1 tháng, trả thù lao 4 lần, mỗi lần 1 triệu.

Doanh nghiệp A không phải khấu trừ thuế trước mỗi lần trả cho C, lần trả cuối cùng doanh nghiệp A khấu trừ thuế TNCN trên tổng thu nhập của C trong tháng = 4.000.000 * 10% = 400.000 đồng.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

• Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;

• Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;

• Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng. Bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

• Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

• Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Khấu trừ 10 thuế thu nhập cá nhân”. 

Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 02462.544.167

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488