Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

by Thị Thảo Đào

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản thuế quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện nộp cho Nhà nước. Nhưng có một số doanh nghiệp còn chưa nắm rõ các quy định liên quan đến loại thuế này nên dẫn đến việc gặp phải một số lỗi không đáng có. Trong đó có câu hỏi liên quan đến việc khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp? Hãy cùng Luật Đại Nam đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 91/2022/NĐ-CP
  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế. 

Đây là một loại thuế vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đóng thuế TNDN là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện cho Nhà nước.

Những đặc điểm về Thuế TNDN mà bạn cần biết

Đối tượng nộp thuế TNDN

Đối tượng phải nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm các đối tượng sau:

  • Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
  • Văn phòng luật sư, văn phòng công chứng tư;
  • Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí;
  • Công ty điều hành chung, đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế;
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Các cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua các cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp lý hiện nay.

Các thu nhập phải chịu thuế TNDN hiện nay

Để đảm bảo được doanh nghiệp của mình giảm thiểu được các khoản chi không đáng có bạn cần nắm rõ những khoản thu nhập phải chịu thuế theo quy định dưới đây:

(1) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

(2) Thu nhập khác gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
  • Khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
  • Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Cách tính thuế TNDN

Thuế thu nhập mà các doanh nghiệp phải nộp theo quy định được tính theo công thức sau:

Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất

Nếu doanh nghiệp KHÔNG có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN 

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Các khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển).
  • Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ: Doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập hằng năm nhưng không được vượt quá 10% thu nhập tính thuế (căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP).
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20%, ngoại trừ các trường hợp:
    • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
    • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất với mức 10%, 17% (xem chi tiết tại bài viết Năm 2023, trường hợp nào áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%? và Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNDN 17% trong năm 2023?)

Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

Thời hạn nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp khi nộp hồ sơ quyết toán năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Đồng thời, khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định sau: “Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó”.

Ví dụ:

  • Ngày 30/7/2023 là ngày chủ nhật nên thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý II năm 2023 là ngày 31/7/2023.
  • Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý III năm 2023: chậm nhất là ngày 30/10/2023.
  • Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV năm 2023: chậm nhất là ngày 30/01/2024.

Nếu nộp thuế TNDN không đúng hạn có bị xử phạt không?

Pháp luật quy định: Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh chậm nộp tiền thuế TNDN sau khi nộp hồ sơ quyết toán sẽ bị tính mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế TNDN chậm nộp.

Tại Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định cụ thể hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNDN so với thời hạn quy định. Theo đó, việc chậm nộp thuế có thể bị hoặc cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 triệu – 25 triệu đồng tùy trường hợp cụ thể.

Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần thực hiện nộp thuế đúng quy định để tránh những trường hợp phạt tiền không đáng có.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNDN nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

> Xem thêm:

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp? Nếu bạn vẫn còn có vấn đề chưa hiểu rõ thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488